ÁM ẢNH BỞI VỌNG TƯỞNG
Có một vị thền sư, vào một buổi tối sau khi tĩnh
toạ trong thiền đường, muốn quay về liêu để nghỉ ngơi. Đang đi trước khi quay về
liêu phòng, không để ý đạp phải một thứ rất mềm kêu lên bôm bốp. Ngài ấy nghĩ:
“Thật rắc rối rồi, ta đạp phải một con ếch”. Ngài ấy cảm thấy có lỗi vô cùng,
sau khi về phòng thì chẳng dám đi ngủ liền, bèn sám hối, lạy Phật trước Phật đường.
Sau khi lạy xong, về phòng đi ngủ, vẫn cảm thấy bất an. Ngài ấy cứ cảm thấy
linh hồn của con ếch đó, cứ mãi oán hận, ai oán: “Tại sao ngài đi không để ý một
chút, đạp chết tôi vậy!”. Vì vậy, cả đêm chẳng thể ngủ được. Ngày thứ hai, đệ tử
của ngài quét dọn chỗ đó mới thưa: “Sư phụ à, trước cửa của ngài làm sao mà lại
có một trái cà bị đạp nát vậy!” Sau khi
nghe xong, toàn thân ngài ấy mới nhẹ nhõm.
Chúng ta thấy, cả buổi tối hôm qua ngài ấy vẫn cứ
sống mãi ở vọng tưởng trong tâm, trụ
trong vọng tưởng của chính mình. Kỳ thật, tâm tánh của hàng phàm phu chúng ta lẽ
nào không phải là như thế đó sao? Sống trong vọng tưởng của chính mình. Cho
nên, Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Chúng ta
phải hỏi vọng tưởng “mày từ chỗ nào đến?” Nó chẳng phải do ngoại cảnh mang đến
cho chúng ta, cũng chẳng phải chính mình sinh khởi, mà nó là giả tướng nhân
duyên hoà hợp. “Vọng tưởng không tự sanh, cũng chẳng từ tha sanh, không cộng
không vô nhân, cho nên biết vô sanh” Vọng tưởng vốn dĩ chẳng có, đó là giả tướng
của nhân duyên, chúng ta không chuyển theo nó, nó liền mất đi. Nếu chúng ta trụ
trong vọng tưởng, thì nó liền trở nên rất lợi hại và mạnh hơn. Vậy thì chúng ta
còn có rất nhiều việc cần giải quyết trong tương lai. Cho nên, chánh niệm chân
như chính là buộc chúng ta phải đi ra khỏi vọng tưởng, mới có thể đối diện được
quang minh của Phật A Di Đà.
Cực Lạc có tám điều tốt: Xa lìa cõi ác - cõi nước trang nghiêm- y thực tự nhiên- thân tâm an lạc – nghe pháp
hoan hỷ - đầy đủ năm thông- thọ mạng lâu dài- công đức viên mãn./.
(Trích từ tập: Tịnh Tâm và Tịnh Độ- Pháp sư Tịnh Giới giảng thuật- Thường Trí chuyển ngữ).
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét