THIỆN CĂN PHƯỚC ĐỨC TRONG KINH A DI ĐÀ
Trong Kinh nói: “bất dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên bất sanh bỉ
quốc”. Không thể lấy chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước
Cực Lạc.
Đem thiện căn và phước đức của hữu
vi hữu lậu của phàm phu mà cầu sanh Cực Lạc thì không được. Cho nên gọi là thiểu
thiện căn phước đức. Thiện căn của phàm phu thuộc tạp nghiệp không thể so sánh
với thiện căn của niệm Phật. Ví như ánh sáng ngọn đèn mà so với ánh sáng mặt trời
thì không thể bì được. Đem ánh sánh ngọn đèn mà phá bóng tối thì không bằng ánh
sáng mặt trời được là vậy.
Các vị tổ sư Thiện Đạo, Liên Trì, Ngẫu Ích, Nguyên Chiếu, đều một lòng, lấy
việc chấp trì danh hiệu để làm đa thiện căn đa phước đức. Có nghĩa là bất luận
hạn người nào, có lòng tin chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà là người đó có thiện
căn và phước đức. Chứ không phải làm lành bố thí, cúng dường v.v.. là thiện căn
mà trong Kinh đề cập. Thiện của niệm Phật là thiện trên các thiện, phước trước
các phước, không có gì so sánh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét