Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

NHẤT TÂM BẤT LOẠN TRONG KINH A DI ĐÀ

 

NHẤT TÂM BẤT LOẠN TRONG KINH A DI ĐÀ

Trong Kinh A Di Đà nói: “niệm Phật được nhất tâm bất loạn thì mới được vãng sanh”.

“Nhất tâm bất loạn” Đại sư Thiện Đạo giải thích là:  Nhất tâm niệm Phật không tạp loạn, chuyên tu niệm Phật không tạp loạn. Lấy lý nhất tâm bất loạn, đây là việc rất khó ít ai làm được. Đứng trên sự ai cũng thực hành được, còn về lý thì rất khó.

Đại sư Thiện Đạo nói về “nhất tâm” là nhất tâm xưng danh hiệu Phật bất loạn, nhất tâm nguyện sanh,  nhất tâm chuyên niệm. Tin thuận không nghi ngờ, một lòng một dạ đối với đức Phật, không hai tâm, không nghi tâm, không thoái tâm, chỉ chuyên tu niệm Phật.

Trong Pháp sự tán, đại sư nói: “Dạy niệm Di Đà chuyên càng chuyên” đem ba chữ “chuyên càng chuyên” để giải thích cho nhất tâm bất loạn.

“Nhất tâm”  là không có hai tâm, không có hai tâm là chuyên tâm, nên gọi là “chuyên”.

“Bất loạn” là không lộn xộn, không tạp nhạp, đứng núi này trông núi nọ, sáng nắng chiều mưa. Mà là có định hướng, có mục tiêu, không tạp loạn, gọi là “chuyên”.

Dùng chữ “chuyên” để khẩn thiết nhắc nhỡ chúng ta, dạy niệm Phật càng chuyên. Chữ chuyên có nghĩa phải gấp gấp niệm Phật chứ đừng có chần chừ, vô thường đến, mất thân người sẽ không được vãng sanh.

Tóm lại, y theo bản nguyện xưng danh của đức Phật A Di Đà, là chuyên tâm niệm Phật, không hai tâm không thoái tâm, thì tất cả chúng ta ai cũng làm được. Nếu là “Lý nhất tâm bất loạn” theo kiểu thiền định, thì rất khó, thiên nan vạn nan, chẳng phải pháp môn Tịnh Độ.

{]{

NHẤT TÂM BẤT LOẠN TRONG KINH A DI ĐÀ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét