BỎ TẠP HẠNH HƯỚNG CHÁNH HẠNH
Học giáo pháp giúp ta hiểu rõ phương hướng để tu tập. Nhưng phân biệt khi
chuyên tu pháp nào thì lấy tông chỉ pháp đó làm chánh, còn pháp khác gọi là trợ
hạnh, hay là tạp hạnh. Tạp đây không có ý nghĩa tạp nhạp, mà tạp đối với pháp
này nhưng với pháp khác gọi là chính. Ví dụ tu thiền lấy thiền định làm tông,
kiêm niệm Phật, trì chú gọi là tạp, Tu Tịnh độ lấy niệm Phật làm chính, lấy tụng
Kinh, trì chú, thiền tập gọi là trợ hay là tạp.
Khi phân định pháp tu “nan hành và dị hành”, chúng ta chọn pháp dễ hành,
bỏ pháp khó hành; bỏ tự lực quay về tha lực; bỏ Thánh đạo môn hướng về Tịnh độ
môn. Như vậy, có phương hướng và lý lẽ rõ ràng. Thứ đến, chúng ta cần phải rõ
chánh hạnh và tạp hạnh, chánh định nghiệp và trợ nghiệp.
Chánh hạnh và tạp hạnh đều thuộc về hạnh vãng sanh, đều là pháp hành
trong Tịnh Độ môn. Chúng đều một mục tiêu lớn là vãng sanh về Cực lạc, nhưng
công năng tác dụng không giống nhau.
Chánh tức thuần không tạp, là hạnh tiến thẳng đến mục tiêu, chứ không đi
đường vòng quanh. Còn tạp hạnh là không thuần là hạnh đi vòng quanh, chứ không
đi thẳng đến mục tiêu. Các tổ sư đều cổ xuý chọn chánh hạnh gác lại tạp hạnh.
Bản thân của hạnh nghiệp là không hề phân chia ra chánh hay tạp, nhưng một
khi đã xác định mục tiêu vãng sanh thì các hạnh tự phân ra có chánh có tạp.
Chính vì mục tiêu không giống nhau, nên tuy ở tông khác là chánh hạnh nhưng vào
Tịnh độ thành ra tạp hạnh. Ví dụ như tu thiền là chánh hạnh của thiền tông; Trì
giới là chánh hiện của Luật tông v.v.. Nhưng nếu đem những hạnh này đưa vào
tông Tịnh Độ để hồi hướng vãng sanh Cực lạc gọi là “tạp hạnh”.
Thế nào gọi là chánh hạnh, chánh hạnh là hành giả chuyên y cứ vào Kinh vãng
sanh để thực hành. Như Kinh Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ. Còn tạp hạnh là hành những
Kinh không cầu vãng sanh. Như Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, quy hướng của Kinh
này là đạt đến thành Thánh, thành Phật, chứ không hướng đến vãng sanh.
Chánh hạnh có năm loại: Đọc, quán, lễ, xưng, tán.
Ba Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Kinh, và Kinh A Di Đà, nói sẽ làm sao để được
vãng sanh, chứ không nói làm sao để khai ngộ, chứng thánh. Nội dung của ba bộ Kinh
này đều xuyên suốt bản nguyện của Phật A Di Đà cứu độ chúng sanh.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét