PHÁP KHÓ TU VÀ PHÁP DỄ
TU
PHÁP KHÓ VÀ PHÁP DỄ
Đạo khó hành duy nhất chỉ dựa
vào sức tự lực, nên phương thức khó tu, khó hành, khó khăn và lâu dài. Đạo dễ hành, tức pháp môn Tịnh Độ, dựa vào
tha lực của bản nguyện Phật A Di Đà. Dễ tu dễ hành mau thành tựu.
Tu pháp môn Tịnh Độ, hiện đời
an lạc và giải thoát đời sau, lúc lâm chung được Phật Di Đà và thánh chúng tiếp
dẫn. Thời mạt pháp chúng sanh thiện căn cạn mõng, phiền não sâu dày, nhân duyên
tà ác dẫy đầy, chướng duyên quá lớn. Vì thế, khó tu khó thành khi tu pháp tự lực
khó khăn, thời gian lại lâu dài. Thời mạt pháp, chúng sanh căn cơ yếu kém, duy
chỉ nương vào pháp tha lực thì bảo đảm và an toàn. Ví như đi bộ đường xa tự
mình đi bằng đôi chân trần thì rất khó khổ và lâu, so với đi xe đi tàu thì an
lành yên ổn và mau đến.
Toàn bộ kinh điển Đại thừa
có thể chia làm ba loại:
1-Tự lực: Không dựa vào tha
lực, tự mình đối diện với phiền não tội nghiệp từ vô thỉ cho đến nay, rất khó rất
vất vã, lâu dài khó thành tựu.
2- Tha lực: Dựa vào Phật lực, nương tha lực dễ tu dễ
thành, ví như đi xe đi tàu an lạc và mau đến.
3- Kết hợp tha lực và tự lực:
Tức tâm lực và Phật lực, ít công mà hưởng nhiều. Đây là phương thức lý tưởng nhất,
lý sự không ngại, làm ít mà thành công nhiều.
Kết hợp tâm lực và Phật lực:
Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, trong hiện tại hoặc tương lai, nhất định
thấy Phật. Chẳng nhờ phương tiện, tâm được tự khai. Như người se hương, thân có
mùi thơm, đó gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
Đại cương tu học tông Tịnh Độ
rất rõ ràng “Nhân” và “Quả”. Nhân là câu “Nếu chúng sanh nhớ phật niệm Phật”
đây là nhân của Tịnh Độ. Chúng ta muốn cảm ứng đạo giao thì phải làm hai việc:
Thứ nhất nhớ Phật, thứ hai là niệm Phật.
Quả Tịnh Độ là “Thấy Phật”, “Trong
hiện tại hoặc tương lai nhất định thấy Phật”. Người niệm Phật quan trọng là thấy
Phật. Khi đã thấy Phật thì có cái quả là “Kiến Phật ngộ vô sanh”. Thấy Phật thì
giác ngộ được quả vị vô sanh, tức bất thối không còn sanh tử nữa. Ví như đứa
con thất lạc cha mẹ, tìm kiếm mãi lâu chưa gặp, nay bỗng dưng gặp được cha mẹ,
bao nỗi lo buồn, tìm kiếm liền tan biến ngay tức thì, nỗi khổ lo âu không còn nữa.
Khi đã “thấy Phật” rồi, chuyển
công đức của Phật A Di Đà thành công đức của mình. Chỉ cần thông qua nhớ Phật
niệm Phật, thì không cần nhờ mượn phương tiện nào khác. Tự nhiên có thể tự tâm
khai trí giải, nghiệp chướng tiêu trừ, phát khởi trí tuệ.
Ví như “người se hương, thân có mùi hương”, thân
chúng ta vốn không có mùi hương, nhưng đi vào chánh điện, thường tiếp xúc với
mùi hương, liền thân thể chúng ta có mùi hương thơm từ bên ngoài, thành mùi
thơm trên thân của mình rồi. Đây gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
Phần nhiều người niệm Phật,
dùng câu danh hiệu Phật để trấn áp phiền não, để cho tâm được yên ổn. Niệm Phật
để cầu mong cho thân tâm được thanh thảng, sau những ngày làm việc vất vã đầu
óc căng thẳng, tối đến niệm Phật để khôi phục lại cái tâm loạn tưởng cả ngày.
Niệm Phật như vậy chỉ có lợi ích nhất thời, còn vãng sanh thì không có. Vì mục
đích của họ niệm Phật cầu cho thân khẻ tâm an, chứ không cầu vãng sanh, nên niệm
Phật như vậy còn trụ ở vọng tưởng mà niệm Phật.
Vì thế, mục tiêu niệm Phật là cầu vãng sanh, và niệm
Phật trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, mọi công việc đều niệm Phật.
Công việc “kệ nó đi”, cũng không quá quan tâm đến, thì việc niệm Phật trước sau
gì cũng được vãng sanh.
Người tu hành ngoài việc
buông bỏ ngoại duyên ngoại cảnh ra, càng quan trọng hơn là buông bỏ vọng tưởng
trong tâm, tâm lực rất quan trọng. Chúng
ta chọn việc quan trọng phải ưu tiên trước, còn công việc cơm ăn áo mặc hàng
ngày không quan trọng bằng việc niệm Phật cầu vãng sanh. Nếu chọn việc vãng sanh quan trọng thì ta quyết
liệt chọn niệm Phật cầu vãng sanh làm việc căn bản. Người có quyết tâm như vậy,
mới có tư cách gọi là nhất tâm quy mạng, tin vào Phật lực. Niệm Phật cần phải
niệm đến tâm tâm tương ứng với Phật, thì vọng tưởng mới không làm chủ được
mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét