TỊNH ĐỘ KHÔNG PHÂN BIỆT
THANH TỊNH HAY NHIỄM Ô
Như nước sông Trường Giang tương đối
sạch, còn nước sông Hoàng Hà thì đục ngầu, thế nhưng biển cả chẳng hề lựa chọn,
chẳng màng đó là nước sông Trường Giang hay sông Hoàng Hà, một khi đã về biển cả
thì đều hoà chung một dòng, cùng sâu thẳm, cùng rộng bao la, cùng một mùi vị.
Cũng vậy, chẳng cần phân biệt tâm thanh tịnh hay tâm nhiễm ô, chỉ cần
xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật thì tự nhiên quay về Tịnh Độ Cực Lạc, đây gọi là
tự nhiên. Tự nhiên, chẳng phải là nhờ
chúng ta tạo tác, chẳng hạn: “Phải như thế này, không được như thế kia”, chẳng
có gì là chẳng được, đều hết sức tự nhiên mà vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Bỏ
đi sự tạo tác của chúng ta, chỉ cần chuyên tu niệm Phật, liền được thuận theo bản
nguyện của Phật Di Đà mà vãng sanh Tịnh Độ.
Sao chẳng bỏ việc đời, siêng năng cầu đạo đức?
Được thọ mạng lâu dài, hưởng vui không cùng tận.
Đức Thế Tôn than rằng: Tại sao người
ở thế gian không nhìn ra được sự huyễn hoá của ngũ dục lục trần? tại sao trong
tâm chẳng buông bỏ những chấp trước? Tịnh Độ
Cực Lạc là vô thượng Phật đạo, công đức viên mãn, phải siêng năng hành
theo đạo vãng sanh.
Đức Thế Tôn lại than: Nhưng người đời rất thiển cận, tranh giành nhau những
việc nhỏ nhặt, ở trong chốn xấu ác, khổ sở khốc liệt này, nhọc nhằn chật vật
mưu toan để tự cung cấp. Không luận là người sang, kẻ hèn, người nghèo, kẻ
giàu, già trẻ nam nữ gì cũng đều lo nghĩ về tiền tài, có cũng lo, không có cũng
lo, vất vả khổ não, ưu tư chồng chất, tâm luôn luôn bồn chồn, không lúc nào
yên.
Người đời rất thiển cận. Chỗ tốt đẹp dường ấy, nơi dễ dàng được vãng
sanh, mà người đời chẳng chịu tin vào lời khuyên nhủ, thật nông nổi, thiếu hiểu
biết.
Lại đi tranh giành nhau những việc nhỏ nhặt. Việc lớn là việc vãng sanh mới
là tích cực thực hiện, nhưng rốt cuộc thì mọi người tranh lại tranh với nhau những
việc chẳng cần thiết.
Từ sáng đến tối, tâm tư đều đầy ắp suy nghĩ việc này, lo sắp đặt việc
kia. Có tiền cũng lo, không có cũng lo, mong có càng nhiều càng tốt. Rốt cuộc kẻ
có tiền cũng lo, kẻ không có tiền cũng lo. Vất vả khổ não, ưu tư chồng chất.
Đây là tình trạng tâm lý chung của người thế gian. Dù họ ở chỗ nào cũng đều dốc
hết tâm tư để cưỡng đoạt tài lợi cho bằng được…thật sự đều do tâm họ xúi sử,
khiến thân họ phải chạy ngược chạy xuôi, chạy quàng xiên. Không lúc nào yên,
mãi mãi bộn rộn chẳng bao giờ xong, chẳng hề an ổn.
Đức Phật nói dục là “tam độc ngũ
ác”, nên khuyên chúng ta phải nhìn thấu sự tình thế gian, buông bỏ tiền tài
danh lợi thế gian, nên nhất tâm cầu sanh
về Tịnh Độ, xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét