Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

PHẢI DỰA VÀO PHẬT LỰC

 

PHẢI DỰA VÀO PHẬT LỰC

Trong Luận Vãng Sanh chú, Đại sư Đàm Loan nói: “Kẻ hậu học ngu muội đời sau, nghe rằng có thể nương vào tha lực, nên sanh tín tâm, đừng tự hạn cuộc mình”.

“Đừng tự hạn cuộc mình”  Tự hạn cuộc mình, là tự đưa mình vào trong một khuôn khổ, như nói rằng,  Tôi làm sao đủ tư cách để nương vào Phật lực, hay nói tôi cần phải đạt được trình độ như thế nào đó, mới vào được Phật lực v.v…

Mục đích phân tích “tự lực”    “tha lực”  của đại sư Đàm Loan, là muốn khuyên chúng ta nương vào đại nguyện lực của Phật A Di Đà, nên Ngài dùng tâm từ bi tha thiết chân thành khuyên nhắc. Nên sanh tín tâm, đừng tự hạn cuộc, chỉ cần tín niệm Nam mô A Di Đà Phật, ngay liền nhập vào thệ nguyện lực của Phật A Di Đà, kẻ không chịu nương vào Phật lực thật là ngu si.

Cũng vậy, người  đời nay không nương vào  tha lực của các phương tiện khoa học kỷ thuật như tàu, thuyền, điện đài, máy móc để nâng cao cuộc sống, thì thật quá thiệt thòi.

Đức Phật A Di Đà từ bi luôn nhiếp thọ chúng ta, nhưng chúng ta tự đóng cho mình trong một cái khung. Nghĩ rằng,  tôi chưa đủ trình độ, chưa đủ tư cách để được vãng sanh, cứ nghĩ tâm địa của tôi chưa thanh tịnh, làm sao có thể được vãng sanh. Rồi tự đặt ra cho mình một cái giới hạn. Trong Kinh Tịnh độ không có bộ nào, có câu yêu cầu chúng ta phải đạt tâm thanh tịnh mới được vãng sanh.

Có người đem Kinh Di Đà dẫn chứng, Kinh Di Đà nói “chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn”. Nhất tâm bất loạn so với tâm thanh tịnh càng khó hơn.  Nhất tâm bất loạn, căn cứ theo công phu tu thiền định để giải thích là, chẳng khởi chấp tâm, chẳng sinh vọng niệm, đó là rất khó. Còn pháp môn Tịnh Độ, là đạo dễ hành, đem đạo khó hành để giải thích thì không hợp lý.

Nhất tâm bất loạn trong Kinh Di Đà chính là nhất hướng chuyên niệm, được nói trong Kinh Vô Lượng Thọ. Đây chính là truyền thừa khác nhau, giải thích khác nhau, nên hiệu quả đạt được cũng khác nhau. Chúng ta phải tin theo cái nào?

Bản nguyện của Phật A Di Đà là dưới khế hợp với căn cơ chúng sanh, vạn người tu, vạn người đều được độ giải thoát. Nếu lấy quan điểm tự lực làm quy tắc cho  tha lực, khiến cản trở sự cứu độ của Phật A Di Đà, đây là tự mình đặt ra giới hạn cho mình.

Đại sư Đàm Loan giải thích “Chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn” chính là niệm Phật Di Đà, chuyên lại càng chuyên. Ba chữ chuyên lại càng chuyên là nhất tâm là chuyên tâm. Bất loạn là không tạp loạn. Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn, là chuyên xưng danh hiệu, chuyên rồi lại chuyên, nên bất kỳ ai cũng có thể làm được. Đây mới là đạo dễ hành, vì thế chúng ta chẳng nên tự hạn chế mình./.     15/9/ 2024.

Trích tập: Tư tưởng Tịnh độ của đại sư Thiện Đạo.

                                  {]{

PHẢI DỰA VÀO PHẬT LỰC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét