BA NĂNG LỰC KHI NIỆM PHẬT
Khi chúng ta khởi tâm niệm
Phật sẽ xuất hiện ba loại năng lực:
a/ Tâm lực không thể nghĩ
bàn
b/ Pháp lực không thể nghĩ
bàn
c/ Phật lực không thể nghĩ
bàn.
Ba loại năng lực này hiện tiền
cùng một lúc. Không có tâm lực, thì không có pháp lực, cũng không có Phật lực. Đại sư Ngẫu Ích cho ta biết rằng, khi tâm của
ta tiếp xúc với danh hiệu Phật, tâm năng niệm (chủ thể) vừa tiếp xúc với danh
hiệu Phật tức có thể sanh ra ba loại năng lực.
Pháp lực là danh hiệu công đức, tuy chúng ta có tâm lực, nhưng không có sự nhiếp
thọ của Phật A Di Đà, việc tu học vào đạo rất vất vả. Tâm lực đi khởi động pháp
lực, mới cảm ứng được bản nguyện công đức lực của Phật A Di Đà.
Vì vậy, niệm Phật có ba loại
năng lực: Tự tánh công đức lực, danh hiệu công đức lực và bản nguyện công đức lực
của Phật A Di Đà. Lấy ba lực này để thành tựu công đức Tịnh Độ. Tư tưởng trung
tâm của nó chính là lấy tâm lực làm nguồn gốc. Dùng tâm lực để thúc đẩy pháp lực,
dùng pháp lực để cảm ứng Phật lực.
Tông Tịnh Độ yêu cầu chúng
ta lúc lâm chung phải duy trì chánh niệm. Nếu lúc lâm chung tâm lực không hiện
tiền, thì pháp lực không hiện tiền, Phật lực cũng không hiện tiền. Như vậy, chánh niệm lúc lâm chung từ đâu mà
có? Là phải dựa vào chánh niệm thường ngày, cho nên nói bình thường không có
chánh niệm thì lúc lâm chung tuyệt đối không có chánh niệm.
Lúc lâm chung, tâm không
tham luyến, ý không điên đảo, chánh niệm rõ ràng, điểm này rất quan trọng. Khi
chúng ta khởi lên điên đảo cho dù danh hiệu Phật có vào trong tâm cũng rất khó
sanh ra nặng lượng mạnh mẻ. Tất cả danh hiệu Phật nhất định phải ở trong trạng
thái chánh niệm rõ ràng, tiếp đó mới sanh ra lực cảm ứng.
(Trích từ tập: Tịnh Tâm và Tịnh Độ- Pháp sư Tịnh Giới giảng thuật- Thường Trí chuyển ngữ).
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét