SỞ TRI KIẾN
Cái biết
của vọng tâm, cái biết của thức thứ sáu, cái biết của thức gọi là cái “sở tri
kiến”. Cái biết này lấy “ngã “làm chỗ nương tựa. Từ đó khởi niệm, biết nhiều,
hiểu nhiều thành ra bế tắt.
Ngài Tịnh Danh
(Duy Ma Cật) nói: “Hạng người khó điểm hoá, tâm như khỉ vượn, cho nên phải
lấy nhiều pháp môn mà chế ngự tâm họ, sau đó mới có thể điều phục được”. Cho
nên tâm sinh thì các pháp sinh, tâm diệt thì các pháp diệt. Nên biết rằng, các
pháp đều do tâm tạo, cho đến sáu đường chúng sanh, Trời, Người, A tu la, Địa ngục,
Ngạ quỷ, Súc sanh, thảy đều do tâm tạo.
Nay chỉ cần học cái Không Không, dứt ngay mọi
duyên, đừng sanh vọng tưởng phân biệt, không nhân, không ngã, không tham giận,
không ưa ghét, không hơn thua, chỉ việc trừ khử hết mọi vọng tưởng như vậy. Bản
tính tự nó vốn thanh tịnh, đó chính là hành đạo bồ đề.
Nếu không hiểu ý này, dù cho có học rộng, có
chuyên cần khổ nhọc tu hành, chay tịnh mà không biết được bổn tâm mình thì đều
là tà hạnh cả, chỉ thành được thiên ma ngoại đạo, chư thần từ trên đất dưới nước
mà thôi. Tu hành như vậy, phỏng có ích gì?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét