Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

ĐEM MẶT TRĂNG VÍ DỤ

 

ĐEM MẶT TRĂNG VÍ DỤ

Có người thích trăng và ánh sáng trăng, bằng lấy cọ vẽ mặt trăng lên phiến đá xanh một mặt trăng. Vẽ rất tròn, rất giống mặt trăng, nhưng không thấy phát ánh sáng, anh bằng lấy màu trắng tô lên, nhưng cũng không thấy phát ra ánh sáng. Lại có một người thấy vậy, múc một thau nước, rồi chọn nơi có ánh trăng dọi xuống, lập tức ánh trăng liền xuất hiện.

Người vẽ mặt trăng tìm ánh sáng, là dụ cho người không biết cách tu, tự mình tưởng tượng ra cách này hay cách khác, rốt cuộc không thành. Người lấy nước hứng mặt trăng, là dụ cho người niệm Phật. Mặt trăng tượng trưng cho Phật A Di Đà, nước tượng trưng cho tín tâm của ta.  Bồ tát Long Thọ nói: “Tín tâm thanh tịnh, hoa khai kiến Phật”. Một lòng tin tưởng nhất hướng chuyên niệm A Di Đà, hoa tâm nở ra, lập tức hiển hiện công đức cứu độ của Phật.

Dựa vào phước nghiệp hữu vi hữu lậu của bản thân mà mong giải thoát, thì cũng giống như vẽ trăng trên đá, tuy vẽ giống nhưng không thành. “Ta xưa nay vốn là Phật” giống như Phật, nhưng hiện tại vẫn là phàm phu. Đây chính là tạo tác hữu vi hữu lậu, đương nhiên rất khó, nhưng thuận theo thệ nguyện lực của Phật A Di Đà thì rất dễ dàng.

Người đào ao không phải để tìm mặt trăng trên trời, nhưng sau khi đào ao xong rồi, nước sạch chảy ra, mặt trăng sẽ tự nhiên xuất hiện. Người niệm Phật cũng vậy, có nhân ắt có quả, có tâm thành ắt cảm ứng. Chúng ta xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật mà lòng vẫn còn lo lắng, chẳng biết rốt cuộc mình có được vãng sanh hay không, rồi cuối cùng không dám cầu vãng sanh. Chỉ cần “ao thành” rồi, “ánh trăng tự đến”. Cũng thế, lúc lâm chung, đức Phật nhất định đến đón ta. Đây là đạo lý tự nhiên nhi nhiên, khỏi phải nghi ngờ.

Thệ nguyện Phật A Di Đà, như hệ thống điện và nước. Mỗi nhà muốn có điện và nước, đều phải đăng ký với công ty cung cấp điện, nước. Thì nhà chúng ta sẽ có điện và nước, đã có điện và nước chúng ta phải có vanh mở khoá nước,  công tất để mở đóng điện. Mỗi lần chúng ta cần điện và nước, chúng ta chỉ cần mở khoá là có điện và nước để dùng. Điện và nước sẳn có mà chúng ta không biết  mở khoá thì không có điện nước. Nguyện lực của Phật A Di Đà cũng thế, luôn luôn hiển hiện quanh ta, nếu ta có tín tâm tin mộ niệm danh hiệu Phật A Di Đà, thì ta sẽ đón nhận được năng lượng từ lực của Phật A Di Đà. Thần thông, trí huệ, thệ nguyện lực của Phật A Di Đà cũng như năng lượng của điện và nước vậy. Chỉ cần chúng ta mở vanh là có điện, có nước, có ánh sáng…Lời thệ nguyện của Phật, vì từng chúng sanh mà phát nguyện, giống như hệ thống điện và nước vậy. Nên nói có niệm thì có ứng.

Nhiều người niệm Phật cảm thấy quá dễ, nên không dám tin, nếu có tâm lý như vậy, thật là người quá thiệt thòi. Tự nhận mình là người đứng ngoài cuộc, đi tìm của báu, đứng bên đống báu mà không lấy, lại về tay không.  Lời thệ nguyện cứu độ  chúng sanh của Phật là một tài sản vô giá trao cho chúng ta, mà chúng ta không chịu nhận, bèn chấp nhận làm người nghèo đói, lang thang đây đó. Trong Kinh Pháp Hoa, ông trưởng giả giàu có, tìm ra đứa con thất lạc hơn năm mươi năm, bỏ nhà ra đi nay tìm lại con mình. Mà người con thấy cha mình giàu có, lại lo sợ, cho là vua quan, người quyền thế, xem ông trưởng giả là người xa lạ, vì thế bèn bỏ chạy đi. Ông trưởng giả thấy con bỏ chạy đi, cho người đuổi theo bắt lại, người con hoảng sợ mê chết ngất người. Ông trưởng giả thấy thế bảo các người thả cho nó đi, lần ông trưởng gỉa sai người làm quen và dẫn về nhà cho làm công việc quét dọn phân dơ, trả giá cao cho nó. Lần hồi người con mới biết ông trưởng giả giàu có kia là cha của mình. Người con ngỡ ngàng tự nhiên mình là người nghèo khó, hèn hạ, nay trở thành người đầy đủ giàu sang phú quý.

Người phàm phu cũng vậy, gặp ơn cứu độ của Phật ban cho mà không chịu nhận, đành chịu phận nghèo hèn. Người niệm Phật cũng vậy không tin vào mình sẽ được vãng sanh, đó là sự thất lợi lớn của người niệm Phật.

Công đức của sáu chữ A Di Đà Phật, là một tài sản vô giá cho chúng sanh thời mạt pháp. Ngài Ấn Quang nói “Mọi người nên biết, hễ chịu niệm Phật, thì trước sau gì bạn cũng được vãng sanh. Niệm Phật chính như thế, chắc chắn được vãng sanh, không nên cho rằng, cần phải có yêu cầu đặc biệt nào đó mới được vãng sanh”.

Chúng ta niệm Phật, thì hoàn toàn tin tưởng vào nguyện lực của Phật A Di Đà, không nghi ngờ, không tự ti, tự mãn. Ví như bước lên chiếc xe khách, người hành khách tin tưởng phó thác vào người tài xế, dù mình không rành đường, tài xế cũng đưa mình đến nơi đến chỗ, không còn do dự gì nữa. Niệm Phật cũng vậy, không nghi ngờ do dự thì sẽ được vãng sanh.

Phật thương xót chúng sanh chìm trong biển khổ, mới tìm mọi cách giúp cho chúng sanh thoát khổ, nên mới phương tiện đưa ra nhiều pháp môn để chúng sanh nương vào đó mà thoát khổ. Tại sao chúng sanh khổ, chúng sanh khổ vì không biết cách nào để thoát khổ, không biết làm sao để được thoát khổ. Với sức lực và ý chí kém hèn của chúng sanh, không thể tự mình thoát khổ. Vì thế Phật bày ra phương pháp thoát khổ. Dù chúng sanh nào có mạnh hay yếu kém cũng đều được thoát khổ, đó là pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương, ai ai cũng có thể thực hành được. Cũng như chiếc tàu lớn, ai ai cũng có thể lên đó, không sợ chật, không sợ đầy, không sợ nguy hiểm, mà lại an toàn. Nên gọi dễ đến dễ đi, việc niệm Phật cầu vãng sanh cũng như vậy. Vì thế, niệm Phật cầu vãng sanh, nên tin sâu nguyện thiết, không nghi ngờ do dự thì việc vãng sanh chắc chắn, như cá cắn câu, thế nào cá cũng ra khỏi nước.

Phương pháp niệm Phật rất thích hợp cho người tuổi già sức yếu, đứng lên ngồi xuống không an. Cho nên tụng đọc Kinh điển, lễ lạy thì không hợp. Chỉ có chuyên tâm niệm Phật thì tiện gọn hơn lễ lạy và tụng đọc.

Lòng từ bi của Phật với lời thệ nguyện rằng:

Vận đức từ bi cứu hữu tình

Độ tận nổi khổ chốn u minh.

Đức Phật không ngừng vận dụng tâm đại từ đại bi của Ngài để cứu chúng sanh hữu tình đau khổ, cho đến chúng sanh trong địa ngục, Ngài cũng từ bi cứu độ.  Chúng sanh có hai loại, chúng sanh thiện nghiệp và chúng sanh ác nghiệp. Chúng sanh thiện nghiệp là chúng sanh chưa vào địa ngục, hiện còn đang làm thân người, và chúng sanh sẽ đoạ vào địa ngục.  Hai loại chúng sanh nầy đều đã tạo ác nghiệp, trước sau cũng đoạ vào địa ngục. Phật đều thương xót và cứu độ, hai hạng chúng sanh này, phật nguyện độ tận.

Chúng sanh đã đoạ vào địa ngục phật còn cứu độ, huống nữa chúng ta chưa đoạ. Chúng ta chưa đoạ mà chúng ta đang khổ, vì thế Phật không bỏ rơi chúng ta. Kinh Vô Lượng Thọ nói “Chúng sanh ba đường ác, được quang minh của Phật A Di Đà  chiếu đến, liền được tiêu trừ hết khổ, sau khi mạng chung được giải thoát, đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”.

Chúng ta nên tin sáu chữ hồng danh của Phật A Di Đà, chúng ta chịu niệm Phật thì tương ứng với thệ nguyện của Phật, chúng ta nên tin thuận vào Ngài không chút  nghi ngờ, thì chúng ta sẽ có lợi ích vô cùng. Chúng ta niệm sáu chữ Di Đà mà có công đức vô lượng.

Cũng thế, ngày nay chúng ta tin vào khoa học kỷ thuật, chúng ta dùng điện thoại, bấm vào mười số trên bàn phím điện thoại, thì lập tức, ta kết nối được những người ta quen biết, thấy hình nghe tiếng dù xa ở đâu, cũng như thấy trước mặt. Tin vào khoa học kỹ thuật, ta sẽ có cuộc sống tiện nghi ít khổ nhiều vui. Cũng vậy, tin vào danh hiệu Phật A Di Đà, niệm danh hiệu Phật sẽ kết nối với Phật Di Đà, kết nối với thế giới Cực lạc. Cũng như dùng điện thoại để kết nối với những người thân quen trên thế giới, không hai không khác. Vì vậy, tin niệm Phật sẽ kết nối với Phật và thế giới Cực lạc là việc không khó, và không phải mơ hồ. Đem kỹ thuật khoa học để chứng minh, chúng ta không còn hoài nghi, do dự nghi ngờ gì nữa.

Niệm Phật không luận hạng người nào, già trẻ, trai gái, lớn nhỏ đều có thể niệm phật được. Niệm Phật bất kể ngày đêm, bất kể nơi đâu, đều có thể niệm được. Cũng vậy, điện thoại ai dùng cũng được, ngay cả đứa bé 2,3 tuổi dùng cũng được, các cụ già dùng cũng được, cho đến những người khiếm thị dùng cũng được. Và thời gian, không gian, ở đâu, lúc nào gọi cũng được. Nó vô cùng tiện lợi, vô cùng phổ cập và hữu ích cho cuộc sống con người. Pháp môn niệm Phật cũng vậy, ở đâu, bất cứ thời gian nào, con người cũng đều thích hợp. Cho nên nói pháp dễ hành, dễ thành công, mau kết quả, không tốn thời gian và không gian, một đời sẽ xong. Gọi pháp bất khả tư nghì, đem sức trí phàm phu của chúng ta để  hiểu biết không thể hiểu hết, chỉ có lòng tin mà thôi. Có tin thì có lợi ích, có sự an lạc, hết khổ được vui. Vì thế nên gọi là pháp dễ hành.

{]{

ĐEM MẶT TRĂNG VÍ DỤ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét