Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

NGHE DANH ĐƯỢC PHƯỚC

 

NGHE DANH ĐƯỢC PHƯỚC

        Nguyện thứ 43. Nếu tôi thành Phật, chư vị bồ tát ở cõi nước phương khác, nghe danh hiệu tôi, sau khi thọ chung, sanh vào nhà tôn quý, nếu không được như vậy, không thành chánh giác.

        Sanh vào nhà tôn quý là nhà như thế nào?  Có ba loại: Nhà quyến thế- nhà học vấn- nhà giàu có. Cả ba loại đầy đủ. Bởi vì có đủ ba loại,quyền thế, học vấn, và giàu sang, nên nhận được sự cung kính, tán thán của người đời.

        Báo oán ba đời là gì? Đời thứ nhất tạo nghiệp, đời thứ hai hưởng thọ quả báo, sanh ra phóng dật, đời thứ ba đoạ lạc trong ba đường ác.

        Phàm tu thiện gọi là “Tính luân hồi”. Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Lúc mình bắt đầu làm thiện, niệm ác lẫn tạp, mình không nhận biết. Đời thứ hai phước báo hiện tiền, chắc chắn sẽ phóng dật, kết quả đời thứ ba đoạ lạc vào ba đường ác. Khi thọ khổ trong ba đường ác, mình lại sanh tâm sám hối, trong ác có thiện, bởi vì khởi tâm sám hối là bắt đầu tu thiện, lại thoát khỏi ba đường ác. Sau khi ra khỏi ba đường ác, lại bắt đầu tu thiện, rồi chấp yêu lẫn lộn, trở thành một loại tuần hoàn  trong cõi trời, người, ba đường ác. Đây gọi là “tính luân hồi của thiện nghiệp”. Bởi vì bồ đề tâm của chúng ta  không đủ chánh kiến, cho nên tất cả thiện nghiệp mà phàm phu  đã tu thì có nguy cơ của oán báo ba đời.  Đây là phước báo ràng buộc theo nghiệp lực chúng ta đã tạo thành.

        Nhưng phước báo thành tựu do niệm Phật thì không đồng. Phước báo thành tựu do nhớ Phật, niệm Phật không phải là tính luân hồi, đây gọi là “tính bồ tát”. Bởi vì, đó là nhiếp thọ của bản nguyện Phật A Di Đà, phước báo này là thanh tịnh, sẽ không khiến mình phóng dật sa đoạ.

        Nguyện thứ 18. Mười niệm tất được vãng sanh.

        Nếu tôi thành Phật, mười phương chúng sanh, chí tâm tín lạc, muốn sanh nước tôi, cho đến 10 niệm, nếu không vãng sanh, không thành chánh giác, chỉ trừ ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp.

        Nguyện thứ 18 trong 48 nguyện thật sự rất quan trọng. Đại sư Thiện Đạo gọi đó là “Nguyện vương”, vì có nguyện thứ 18 mới hình thành “ba căn đều gia bị, lợi độn đều thâu”. Công đức của câu danh hiệu Phật này có thể gia bị phổ biến trên từ bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, dưới đến ngũ nghịch thập ác. Ngài Thiện Đạo cho rằng đây là tư tưởng trọng tâm của bản nguyện Phật A Di Đà. Ngài Thiện Đạo chia nguyện văn này thành ba phần: Thứ nhất căn cơ, thứ nhì pháp môn, thứ ba lợi ích.

        “Cho đến 10 niệm” này là chỉ cho 10 niệm lúc lâm chúng. Nhưng Đại sư Đàm Loan giải thích, 10 niệm lâm chung này, cũng không nhất định vừa đúng 10 tiếng danh hiệu Phật, chính là loại “xưng niệm liên tục” cho đến thành tựu tịnh nghiệp.

        Tịnh Độ tông không coi trọng danh hiệu Phật nhiều ít, chúng ta “thấy cho đến 10 niệm”, dù cho chẳng phải 10 câu danh hiệu Phật cũng được vãng sanh. Các tổ sư phân định nguyện này làm tiêu chuẩn thấp nhất của vãng sanh. Chính là chỉ cần 10 câu danh hiệu Phật. Nhưng trọng điểm của tiêu chuẩn này nằm ở đâu?. Ở “chí tâm tín lạc”, tư tưởng trọng tâm nằm ỏ 4 chữ này, sanh ra một loại quy y mãnh liệt, hoàn toàn dựa vào tín nguyện mạnh mẽ mà vãng sanh.  Nghĩa là chúng ta buộc phải đi ra khỏi vọng tưởng của chính mình, hoàn toàn dựa vào bản nguyện của Phật A Di Đà 100%. Đây căn cứ chính yếu “mang nghiệp vãng sanh” của tông Tịnh Độ. Tuỳ niệm vãng sanh là mang theo chủng tử nghiệp.

        Nguyện thứ 19 lâm chung tiếp dẫn:

        Nếu tôi thành Phật, 10 phương chúng sanh, phát bồ đề tâm, tu mọi công đức, chí tâm phát nguyện, muốn sanh về nước tôi, lúc thọ mạng hết, giả sử không cùng đại chúng vây quanh, hiện ra trước mặt người này, không thành chánh giác.

        Nguyện thứ 18 chuyên tu ba nghiệp, thân lễ Phật, khẩu xưng danh hiệu, ý nhất tâm quán tưởng quy y Phật A Di Đà. Chuyên tu ba nghiệp vạn người tu vạn người vãng sanh.

        Nguyện thứ 19 là trọng tâm khai triển tư tưởng chánh hạnh và trợ hạnh cùng lấy “một môn mà viên nhiếp trăm ngàn pháp môn”.  Trọng tâm của nguyện thứ 18 là “chí tâm tín lạc”, tại tín tâm. Trọng tâm tư tưởng nguyện thứ 19 ở tại “ chí tâm phát nguyện”, tại nguyện lực. Bất luận nguyện thứ 18 hay nguyện thứ 19 đều là nguyện của Phật A Di Đà đã phát nguyện, đều có thể khởi động được lâm chung tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

        Chúng ta cần phân biệt chuyên tu, vên tu, tạp tu. Tạp tu là hôm nay cái này, ngày mai cái khác, mục tiêu không rõ ràng. Hôm nay nghe tu Thiền hay thì mình liền theo tu thiền, ngày mai nghe giảng Mật tông hay thì bèn theo tu Mật tông, tín nguyện đối với Phật A Di Đà không đầy đủ, điều này gọi là tạp tu, tức không chuyên nhất.

        Kinh điển Đại thừa nhắc nhở các vị bồ tát không được đoạ vào ba đường ác. Lý do ở ba đường ác không những chịu khổ đau, mà quan trọng ở tại chướng ngại thiện căn, che lấp thiện căn, rất nghiêm trọng. Khi đoạ vào ba đường ác rồi, lúc ra khỏi, bộ dạng thiện căn của mình đều huỷ hoại hết. Ở cõi người chịu khổ, còn phát khởi đạo tâm, khởi thiện căn. Cho nên, khổ của người thế gian đối với thiện căn lại có thêm phần hiệu quả. Khổ trong ba đường ác thì hoàn toàn khác. Sau khi họ thọ khổ xong, thiện căn của họ cũng bị chôn vùi luôn.  Đức Phật phân ba đường ác thành 8 nạn, bởi thiện căn của nó đều bị chôn vùi.

NGHE DANH ĐƯỢC PHƯỚC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét