ÁNH SÁNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ
NHIẾP THỦ NGƯỜI NIỆM PHẬT
Trong Kinh nói, thân Phật A Di Đà
luôn luôn phóng ra vô lượng ánh sáng: Ánh sáng chiếu khắp đến mười phương thế
giới, nhiếp thủ không bỏ tất cả chúng sanh niệm Phật.
Trong Vãng sanh lễ tán, đại sư Thiện Đạo giải thích:
Quang minh của đức Phật A Di Đà vô lượng, chiếu khắp mười phương không bị
chướng ngại, chỉ thấy chúng sanh niệm Phật, nhiếp thủ không bỏ, cho nên gọi là A
Di Đà.
Đức Phật A Di Đà có ánh sáng vô lượng, ánh sáng vô biên, ánh sáng vô ngại.
Ánh sáng của Phật vô lượng, vô biên, vô ngại, giống như ánh sáng của mặt trời
chiếu khắp quả địa cầu. Nhưng ánh sáng của mặt trời cũng không thể đem so sánh
với hào quang của Phật được. Vì ánh sáng mặt trời còn bị ngăn ngại, vì những gì che khuất thì ánh sáng mặt trời
không thể chiếu đến được. Như bị mây che, như trong hang tối, trong phòng kín,
ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến được. Và ánh sáng mặt trời chỉ chiếu
trong phạm vi của một hành tinh địa cầu, còn ánh sáng của Phật chiếu đến khắp mười
phương thế giới. Ánh sáng của Phật không bị ngăn ngại bởi không gian và thời
gian, nên gọi vô lượng quang, vô biên quang, vô ngại quang.
Có thể đem sóng điện thoại tạm ví dụ cho ánh sáng của Phật. Chúng ta dùng
điện thoại, đi bất cứ nơi đâu chúng ta cũng có thể gọi liên lạc với nhau được.
Dù trong phòng tối hay trong hang động cũng có thể gọi nhau được. Tuy vậy có những
điện thoại yếu bin hay xa không bắt được sóng thì cũng không gọi được, chỉ tạm
mượn để hiểu chứ không thể so với sóng từ lực ánh sáng của Phật được. Đem những
ví dụ hữu vi để so sánh với thế giới vô vi, đem cái hữu hạn so với cái vô hạn,
thì không thể nào diễn tả hết được, chỉ ví dụ tạm thời để có lòng tin mà thôi.
Tâm quang của đức Phật A Di Đà thường chiếu ngày đêm không ngừng, nên gọi
là Thường quang Như Lai. Vì thế Ánh sáng từ tâm địa của đức Phật A Di Đà luôn
ngày đêm không ngừng soi chiếu đến người niệm Phật. Giống như người mẹ luôn
ngày đêm theo dõi đứa con thơ dại, không lúc nào nghĩ ngơi là vậy.
Ánh sáng của Phật chỉ soi chiếu người niệm Phật, còn người không niệm Phật
thì ánh sáng Phật không soi chiếu. Như vậy Phật không có bình đẳng sao? Không
phải Phật không bình đẳng, mà có cảm mới có ứng, có nhân mới có quả, không phải
Phật không bình đẳng mà cái lý như vậy. Ví như người nào có cái điện thoại thì
khi mở ra mới bắt được làn sóng điện của người kia, còn những người không có điện
thoại, hoặc có điện thoại mà không mở máy thì không thể giao tiếp nhau được.
Như người mẹ chỉ đi tìm con của mình thôi, vì có tình máu mũ với người mẹ,
ngoài ra những đứa con khác người mẹ không tìm, tức có cảm ứng đạo giao vậy.
Vãng sanh Bát chu tán có bài kệ rằng:
Mỗi một ánh sáng chiếu chẳng ngừng
Chiếu tìm người niệm Phật vãng sanh
Muốn so mười phương các cõi Phật
Cực Lạc an thân thật là tinh!
Trong Vãng sanh lễ tán có bài kệ rằng:
Sắc thân Di Đà như núi vàng
Tướng hảo quang minh chiếu mười phương
Chỉ chuyên nhiếp thủ người niệm Phật
Nên biết, bản nguyện mạnh phi thường.
Tại sao quang minh của đức Phật A Di Đà chỉ có nhiếp thủ người niệm Phật?
Vì có ba duyên “Thân duyên, cận duyên và tăng thượng duyên”. Thân duyên
khi niệm Phật, Phật liền nghe; khi lễ Phật,
Phật liền thấy; khi niệm Phật, Phật liền biết. Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý
nghiệp của người niệm Phật luôn tương duyên với bản nguyện của đức Phật A Di Đà.
Phật và chúng sanh chẳng lìa nhau, nên gọi là “thân duyên”. Tăng thượng duyên
là chúng sanh xưng niệm danh hiệu Phật,
tội chướng, nghiệp chướng trong
nhiều kiếp liền tiêu trừ, khi sắp mạng chung được Phật và thánh chúng đến
nghinh đón, tất cả tà nghiệp không bị chướng ngại nên gọi là “tăng thượng duyên”.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét