ĐỊNH THIỆN VÀ TÁN THIỆN
Ỡ cõi Ta bà chúng sanh căn cơ sai khác, có kẻ thực hành định thiện, có kẻ
thực hành tán thiện, lại có kẻ định thiện, tán thiện không thực hành. Từ căn cơ
sai khác đó, trên cõi Cực lạc cũng hình thành chín phẩm vị hoa sen để tương ứng
với căn cơ sai khác.
Chín phẩm vị, chia làm ba bực, Thượng, Trung và Hạ, Thượng, Trung, Hạ mỗi
phẩm bực lại chia làm ba bực. Như thượng thượng phẩm, Thượng trung phẩm, và Thượng
hạ phẩm v.v..
Tuỳ theo trí tuệ và phước đức sâu hay cạn của mỗi hành giả mà hoá sanh
vào một trong ba phẩm vị của chín bực hoa sen. Ví như hành giả tu tập Định thiện
sẽ hoá sanh vào Thượng phẩm, hành giả tu tập tán thiện hoá sanh và Trung phẩm,
và những chúng sanh phàm phu tội chướng không thuộc về định thiện hay tán thiện
sẽ sanh về Hạ phẩm. Dù là thượng phẩm, trung phẩm hay hạ phẩm, chúng sanh cũng
đều được vãng sanh về cõi Cực lạc, không còn luân hồi sanh tử nữa.
Đối với những chúng sanh, chẳng thể tu hành định thiện hay tán thiện, thì
chỉ có pháp môn niệm Phật mới có thể cứu
độ họ được. Trường hợp thứ ba này có thể gọi là “Đới nghiệp vãng sanh” tức còn
nhiều nghiệp chướng vẫn được vãng sanh. Đây là điểm đặc biệt mà các pháp môn
khác không có.
Như vậy, có thể hiểu các loại vãng sanh như: Định thiện vãng sanh, tán
thiện vãng sanh, đới nghiệp vãng sanh, phước thiện vãng sanh …Tinh yếu và mấu
chốt của pháp môn Tịnh Độ là trì danh, trì danh niệm Phật, chấp trì danh hiệu
làm cơ bản.
Mười phương cõi Phật, các đức Phật kia không phát 48 nguyện tiếp độ những
chúng sanh phàm phu tội ác. Vì vậy, đức
Thế Tôn đặc biệt dùng thần lực gia trì cho bà Vi-đề-hy khởi tâm chọn cõi Cực Lạc
của Phật A-Di-Đà.
Pháp môn niệm Phật thì chẳng phải pháp định thiện hay pháp tán thiện, mà
nó là bản nguyện cứu độ của Phật A-Di-đà.
Căn cơ định thiện hay tán thiện, niệm Phật cũng đều được vãng sanh bình đẳng
như nhau. Nên niệm Phật là chánh định nghiệp để vãng sanh, chẳng phải định thiện
hay tán thiện, mà là siêu việt cả hai.
Pháp môn Tịnh độ, đặc biệt nhiếp cơ:
Bản nguyện cứu độ của Phật A Di Đà, là lấy phàm phu làm gốc, lấy người hạ
căn làm đối tượng chủ yếu, còn người thượng căn là đối tượng phụ trợ. Các pháp
môn khác, thì lấy người thiện, thượng căn lợi trí làm đối tượng chủ yếu, tội
nhân hạ căn làm đối tượng phụ.
Nếu chúng ta xem niệm Phật như phương tiện để tức lự ngưng tâm, dừng tâm
định ý. Xem như phương tiện bỏ ác tu thiện, không chịu theo bản nguyện của đức
Phật A Di Đà. Đem pháp niệm Phật thành pháp phương tiện, để tu định và tán thiện.
Hành trì định thiện và tán thiện không hồi
hướng vãng sanh, thì quyết định không có đạo lý vãng sanh.
Người chuyên tâm niệm Nam mô A Di Đà Phật, dù không hồi hướng thì cũng tự
nhiên thành tựu vãng sanh. Vì niệm Nam mô A Di Đà Phât, thì liền kết nối với bản
nguyện của Phật A Di Đà, là kết nối với thế giới Cực lạc. Tụng Kinh, trì chú có
công năng được quả báo tốt, nhưng nếu không hồi hướng vãng sanh, thì không thể
đạt kết quả vãng sanh.
Người chuyên tâm niệm Nam mô A Di-đà Phật, không hồi hướng lại thành tự
vãng sanh là như thế nào? Vì ý nghĩa Nam
mô là quy y, quy hướng, quy mệnh, nương
về ….nó đã trở thành lời phát nguyện, trở thành sự hồi hướng. Vì thế, chỉ cần
niệm Nam mô A Di Đà Phật thì đã đầy đủ ý nghĩa, tin sâu, nguyện, thiết hành
chuyên trong đó.
Nói như vậy cho những người sơ cơ, nhưng đối với những hành giả thông thuộc
thì nên khởi niệm các bài hồi hướng như:
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
Hay
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện, nguyện vãng sanh
Cuối xin đức từ bi nhiếp độ
Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại từ Đại bi A
Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật…
Hay
Nguyện ngã lâm mạng chung thời
Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại
Diện kiến bỉ Phật A Di Đà
Tức đắc vãng sanh an lạc quốc.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét