NIỆM PHẬT CÓ BA TRÌNH TỰ
- Niệm từ tâm khởi: Mỗi câu niệm Phật phải từ quy y ở trong tâm
chúng ta mà khởi. Nếu như chỉ có miệng niệm Phật, tâm thì vọng tưởng. Miệng niệm
Phật tâm tán loạn. Vậy thì không thể được, bắt buộc phải từ tâm khởi.
- Âm thanh
từ miệng ra: Dựa vào sự rụng động của miệng chúng ta tạo ra âm thanh, niệm
Phật phải thành tiếng. Bởi vì, nó lấy âm thanh để đại diện cho công đức Phật A
Di Đà. Nó là cảnh quy của chúng ta. Chúng ta không phát ra tiếng, danh hiệu Phật
trở thành một loại pháp trần, pháp trần thức thứ sáu chẳng phải sở duyên cảnh của
chúng ta. Nếu như không tạo nên âm thanh, sở duyên cảnh của chúng ta ở đâu? Cho
nên, bất luận tiếng to hay tiếng nhỏ, ít nhất là trì kim cang cũng được, miệng
phải rung động. Miệng rung động thì có thể tạo nên tướng âm thanh. Nếu như
chúng ta niệm Phật đến miệng cũng không rung động, thì rất khó nhiếp tâm. Bởi
vì, pháp trần của chúng ta là tướng ám động, rất khó đoán được, sở duyên của âm
thanh thì rõ ràng chính xác hơn.
- Âm thanh từ
tai vào: Nghe âm thanh của chúng ta! Niệm Phật chẳng phải là nghe âm thanh của
người khác, mà là nghe âm thanh của chính mình, tâm mới có thể tĩnh lặng. Nghe
âm thanh của người khác, tâm liền hướng ngoại phan duyên. Bất luận là một trăm
người, hai trăm người, hay ba trăm người niệm Phật, đều phải nghe âm thanh của
chính mình. Đây là sở duyên cảnh của chúng ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét