BI KỊCH CHỐN CUNG ĐÌNH
Cuộc chính biến trong cung đình, thay đổi vương quyền, Thái tử A xà Thế,
soán đoạt ngôi vua, hạ lệnh giam vua cha vào ngục. Tần- bà- sa -la vào ngục thất.
Tại sao lại nảy sinh ra cuộc chính biến thảm khốc như thế? Do vì Thái tử
A- xà- thế nghe lời xúi giục của Đề- bà- đạt -đa. Đề- bà- đạt- đa là nhân vật nổi
tiếng trong giới Phật giáo. Ông là gương mặt phản diện điển hình trong Phật
giáo. Phá hoà hợp tăng, làm thân Phật ra máu, huỷ hoại Phật pháp.
Nguyên nhân nào Thái tử A –xà- thế nghe theo lời xúi giục của Đề -bà -đạt-
đa dẫn đến chính biến trong triều?
Nguyên vì vua Tần- bà- sa- la, tuổi càng cao, nhưng lại hiếm muộn con
cái, vua lo lắng vương vị không người kế thừa. Vì vậy ông đi khắp nơi cầu tự,
nhưng mãi chưa có tin tức gì. Lúc ấy có một người xem tướng bẩm vua rằng:
Có một vị tiên nhân đang tu hành trên núi, vẫn còn ba năm thọ mạng, sau
khi mạng ông ấy hết, sẽ thọ sinh vào cung vua. Làm con của đại vương.
Vua nghe nói như vậy, thì vô cùng mừng rỡ. Hay lắm, vậy là trẫm có người
kế thừa rồi. Nhưng hiện giờ ta tuổi tác đã cao, mãi đợi đến ba năm nữa, e rằng
đợi không kịp, tốt nhất là bây giờ ta khiến ông tiên nhân kia mau thác sanh để
làm con của ta.
Quốc vương có chút ngang ngược, không bàn lí sự đã sai sứ giả đến thông
báo phải thọ sanh làm con của ông sớm một chút. Sứ giả tìm đến tiên nhơn thưa:
Thưa Đại tiên! Quốc vương có triệu
thỉnh: “Tướng sư có nói rằng ba năm sau
ngài sẽ làm con trẫm, nhưng trẫm đã già, sợ e không thể đợi đến ba năm, hy vọng đại tiên rủ lòng thương,
đến sớm một chút”. Vậy xin ngài hãy mở rộng lòng từ bi, mau đến làm con của đại
vương!
Tiên nhân nói: Đúng là có việc như vậy, nhưng phải ba năm nữa ta mới xả
thọ mạng, hiện tại chưa đúng thời.
Sứ giả trở về, hồi báo với quốc vương lời đáp của tiên nhân. Đại vương
nghe xong không hài lòng, ông cau mày, phán:
Ta là vua một nước, những gì thuộc phạm vi lãnh thổ này, từ múi sông đất
liền cho đến tất cả người hay vật đều thuộc quyền cai quản của ta. Ta đã thành
tâm mời ông ấy, vậy mà ông ấy lại không thèm đếm xỉa đến ý tốt của ta! Vậy thì
các ngươi đến đó mời một lần nữa, nếu ông ta không bằng lòng thì cứ giết ngay tại
chỗ! Đã đoạn mạng căn của ông ấy, thì
còn ngại gì ông ấy không chịu sớm đến làm con của ta!
Lúc ấy, đích thực quốc vương có chút ngang ngược, không màng đến đạo lý.
Sứ giả tìm đến lần nữa, tiên nhân vẫn kiên nhẫn giải thích rằng khi này chưa
đúng lúc. Sứ giả thưa:
Nếu ngài vẫn một mực từ chối thì chúng tôi đành y theo lệnh của đại vương
mà thi hành vậy!
Nói rồi, họ rút gươm xông tới. Tiên nhân này vốn có thần thông, ông tuyên
bố:
Vốn dĩ phải qua ba năm nữa ta mới thác sanh làm con của quốc vương, nhưng
nay quốc vương đã phái người tới đoạn mạng của ta. Các người quay về bẩm báo với đại vương rằng, nếu như bằng cách không màng đạo lý như thế
này để quốc vương sớm có con, thì sau này ta cũng sẽ một lòng sát hại ông ấy!
Nói xong, tiên nhân đưa cổ chịu chết. Lúc ông mạng chung thì ở hoàng
cung, phu nhân của vua Tần-bà-sa–la, là bà Vi-đề-hy liền hoài thai.
Sau khi hoàng hậu mang thai, Tướng sư lại đến, vua mời ông ta xem tướng
cho thai nhi, ông ta xem xong liền thưa:
Chúc mừng đại vương có quý tử!
Vua rất đẹp lòng, thở phào nhẹ nhỏm. Vậy là quốc gia có người nối dõi rồi!
Tướng sư lại thưa: Bẩm quốc vương, nhưng đứa trẻ này sẽ làm tổn hại đến
quốc vương!
Vua Tần-bà–sa-la nghe xong, vẫn thản nhiên: Chẳng sao cả, ta đem toàn bộ
quốc gia giao cho nó, còn đối với ta có tổn hại gì thì ta cũng chẳng chút hối
tiếc.
Nhưng khi tướng sư đi rồi, quốc vương lại suy nghĩ: “Không hay rồi! Trước
lúc chết, tiên nhân đã từng nói ra câu đó, nay tướng sư nói y như vậy, đây chẳng
phải là oan gia đã đến sao? Trong lòng vua sinh ra hoang mang lo lắng, ông bàn
bạc với phu nhân Vi-đề-hy:
- Sau khi sinh nó ra, nàng hãy mang nó lên lầu rồi ném xuống vườn, nó sẽ
mất mạng. Người ngoài không biết, chúng ta cũng đừng để lộ tin tức, sẽ nói đứa
trẻ chẳng may chết yểu, như thế là chúng ta đã có thể hoá giải nguy cơ gây hoạ
của nó.
- Nghe chồng nói như vậy, phu nhân Vi-đề-hy cũng gật đầu đồng ý, hai vợ
chồng cùng nhau vạch ra âm mưu như thế.
Sau đó, khi bà Vi-đề-hy sinh hạ đứa
trẻ, bà đã đem nó ném từ trên lầu xuống, nhưng rốt cuộc đứa trẻ này mạng rất lớn
nên không chết, chỉ gãy một ngón tay, nên họ buộc lòng phải đem về nuôi nấng.
Không ngờ, dần dà tình phụ tử nảy sinh từ đó vua đã hết lòng yêu thương, dạy dỗ,
rèn luyện cho thái tử.
Uẩn khúc của câu chuyện này vua Tần-bà-sa-la không hề nói cho thái tử
A-xà-thế biết, chẳng ngờ Đề-bà-đạt-đa lại đem câu chuyện này ra để xúi giục
thái tử. Đề-bà-đạt-đa là người có tâm danh lợi rất nặng, là người xuất gia
nhưng không chuyên tâm tu hành, thấy vua Tần-bà-sa-la luôn luôn cúng dường đức
Thế Tôn, hơn nữa, tăng chúng của Phật cũng được vua cung kính cúng dường, nên Đề-bà-đạt-đa
sanh tâm tham muốn, mong học được phép thần thông, để triển khai mong mọi người
phải cung kính ông. Ông đến tôn giả Xá-Lợi-Phất xin học, tôn giả biết tâm ông
không tốt, nên khuyên ông không nên học phép thần thông, mà nên học pháp Tứ niệm
xứ, quán vô thường, vô ngã là nền tảng của sự tu hành. Tôn giả Xá-Lợi-Phất
không dạy, ông đến tôn giả Mục-kiền-Liên, rồi sau ông đến hết năm trăm vị A–la-hán nhưng không vị nào chịu dạy thần thông cho
ông. Không được ông rất buồn, cuối cùng ông tìm đến tôn giả A Nan, là em trai của
ông năn nỉ.
Tôn giả A-nan là bậc “Đa văn đệ nhất” nhưng chưa có tha tâm thông, vì vậy
ngài không biết dụng ý của Đề-bà-đạt-đa anh mình, muốn học thần thông để làm
gì, ngài không chút cân nhắc, liền nói cho Đề-bà-đạt-đa cách luyện thần thông.
Sau khi luyện thần thông thành công rồi, Đề-bà-đạt-đa liền đến trước mặt
thái tử A-xà-thế, ở giữa không trung thi
triển thần thông, lúc biến lúc hiện, lúc biến thân lớn, lúc biến thân nhỏ
v.v..biến hoá hết kiểu này đến kiểu khác. Khiến cho thái tử A-xà-thế cảm phục
và kính nể cung kính. Đề-bà-đạt-đa liền sinh tâm kiêu ngạo, ông liền nghĩ cách
nói với thái tử:
- Thái tử à! Thân phụ của ngươi đối với đức Phật cung kính, thường đem đồ
tốt dâng tặng cho Phật. Còn ta, dù gì đi nữa cũng là sư phụ của ngươi, nhưng
sao ông ấy tỏ ra lạnh nhạt như thế!
- Nghe Đề-bà-đạt-đa than vãn như thế, thái tử nói ngay: Không thành vấn đề! Phụ vương ta
làm được thì ta cũng làm được. Rồi thái tử đem rất nhiều đồ tốt đến dâng tặng
cho ông. Đề-bà-đạt-đa được thái tử cúng dường cho mình thì càng thêm kiêu mạn.
Ông lập riêng giáo pháp, tự mình định ra quy củ, lôi kéo một số tăng, chia cắt
giáo đoàn, đây gọi là “Phá hoà hợp tăng”.
Một hôm đức Thế Tôn đang thuyết pháp, Đề-bà-đạt-đa xăm xăm bước đến trước,
lớn tiếng thưa: Thế Tôn! Tuổi đã cao, nên nghỉ đi, hãy đem đồ chúng giao lại
cho tôi, tôi sẽ gánh vác giúp ngài, những trách nhiệm gì trong Phật pháp cũng
giao hết lại cho tôi lo cho.
Nghe Đề-bà-đạt-đa nói như vậy, những
người trong hội chúng cảm thấy khó chịu, lạ kỳ! “Chuyện gì vậy nhỉ! Sao Đề-bà-đạt-đa
lại nói với đức Phật những lời như thế?”.
Đức Thế Tôn biết rõ ý đồ của Đề-bà-đạt-đa, Ngài quở mắng ông: Mục-kiền-Liên, Xá-Lợi-phất là
những đại tướng trong chánh pháp, đều là những đệ tử thượng thủ, ta còn chưa
đem Phật pháp phó chúc cho họ, huống chi
là giao cho hạng người ngu si như ông, căn trí ám độn, tham lam hiếu lợi…Làm
sao ta có thể đem Phật pháp giao cho ngươi được.
Sau khi Đề-bà-đạt-đa bị đức Phật quở trách, tâm độc ác nổi lên, ông cho
là đức Thế Tôn muốn sĩ nhục mình trước mặt đông đảo đại chúng, trong lòng rất
căm tức, liền nghĩ cách báo thù.
Ngày nọ, ông ta mang vẻ mặt ủ dột u buồn đến tìm thái tử A-xà-thế. Thái tử
hỏi ông vì sao có vẻ buồn bã không vui, ông đáp:
-Vì lo lắng cho thái tử nên thân tâm ta bất an tiều tuỵ như thế này! Thái
tử đâu có biết, phụ vương của ngươi đối với ngươi tệ lắm! Đề-bà-đạt-đa xúc xiểm
với thái tử. Bây giờ Thế Tôn già rồi, ta sẽ loại ông ấy rồi lên làm Phật mới;
phụ vương của thái tử cũng đã già rồi, ngươi cũng nên loại ông ấy đi, rồi lên
làm vua mới. Như vậy, một người làm Phật mới, một người làm vua mới, ta với
thái tử cùng nhau giáo hoá dân chúng, như thế tốt hơn nhiều!
Ông ta đưa ra chủ ý như vậy để bàn bạc với thái tử, thoạt đầu, thái tử A
xà-thế vừa nghe thì không bằng lòng: Sao
thầy có thể nói ra những lời là thầy từ bỏ đức Phật, còn ta trừ bỏ phụ vương
như thế? Không thể nào!
Đề-bà-đạt-đa liền đem chuyện lúc trước kể cho thái tử nghe, rồi đốc thêm:
Ban đầu, phụ vương của thái tử có âm mưu muốn giết ngươi, đối với ngươi có chút
ân tình nào đâu? Nhưng nhờ phúc báo của ngươi lớn, bị ném từ trên cao xuống mà
không chết, chỉ gãy một ngón tay, ngươi không tin thì nhìn tay mình đi. Hiện tại,
người ta trong ngoài hoàng cung đều biết ngươi có tên là “Thái tử gãy ngón tay”,
chỉ có ngươi chẳng biết chút gì thôi.
-Thái tử hỏi dồn: Có chuyện như vậy sao, có thật như thế sao?
- Đề-bà-đạt-đa đắc ý: Ta mà nói dối với ngươi sao?
Một lời xúc xiểm vừa được thốt ra thì nhân quá khứ liền trổ quả. Lúc ấy,
thái tử A-xà-thế trong lòng vô cùng oán hận, nghe theo lời xúi giục của Đề-bà-đạt-đa,
liền ra lệnh đem phụ vương của mình giam vào ngục.
Sau khi vua A-Xà-thế nhốt phụ thân của ông vào ngục, còn hạ lệnh cho tất
cả quan lại không được phép tới thăm, ông tuyên bố: Phụ vương có âm mưu với ta,
cho nên ta phải tìm cách lật đổ ông ấy! Ông ra lệnh không được bất cứ ai đến
thăm phụ vương, chỉ có duy nhất mẹ ông được phép đến thăm.
Trước khi vào thăm chồng, bà Vi-đề-hy tắm gội sạch sẽ, bà lấy mật ong tán
nhuyễn với bột ngũ cốc rồi trét lên người, sau đó mới đeo chuỗi ngọc vào để nguỵ
trang, bà đội đầu tóc giả, rồi dấu thức uống nước mật nho trên đầu. Như thế,
toàn thân của bà đều đeo theo đồ ăn, thức uống, mới đem vào ngục thăm vua. Nhờ
thế, mà vua Tần-bà-sa-la ở trong ngục vẫn mạnh khoẻ bình thường. Và tinh thần của
ông cũng vững vàng.
Ông chấp tay cung kính, mặt hướng về núi Kỳ- xà-quật thưa: Bạch tôn giả Mục
Kiền-Liên, ngài là họ hàng thân thích của tôi, xin ngài hãy truyền cho tôi bát
quan trai giới. Ông vừa khởi tâm, tôn giả Mục-kiền-liên biết ngay, liền bay đến cung vua, truyền bát
quan trai giới cho vua, mỗi ngày đều truyền tám trai giới như thế. Đồng thời, mỗi
ngày đức Thế Tôn phái tôn giả Phú-lâu-na, là bậc thuyết pháp đệ nhất, đến thuyết
pháp, giảng giải đạo lý cho vua nghe,
khuyên giải, an ủi ông.
Thấm thoát đã trải qua hai mốt ngày, A-xà-thế đến kiểm tra, hỏi người
canh gác: Cha ta còn sống không? Thật ra trong lòng ông đinh ninh là phụ vương
của ông đã chết đói rồi, đã hai mốt ngày không ăn không uống, sao mà sống nỗi.
Lính gác ngục thưa:
Bẫm, thượng hoàng chưa chết mà sức khoẻ còn khang kiện hơn. Thái hậu cung
cấp cho ngài thức ăn thức uống, hai thầy Mục-kiền–liên và Phú-lâu-na từ không
trung xuống thuyết giảng cho ông nghe hằng ngày, nên chúng thần có muốn ngăn
cũng không được.
A-xà-thế nghe vậy thì nổi trận lôi
đình: Mẫu thân ta là giặc, làm bạn với giặc! Mấy ông sa môn ác kia dùng
chú thuật huyễn hoặc khiến cho ông vua ác đó nhiều ngày rồi mà vẫn chưa chịu chết.
A-xà–thế nặng lời chửi mắng phụ thân là vua ác, tôn giả Mục–kiền-liên, mắng
a-la-hán, tội của ông rất nặng.
Mắng chửi xong, ông ta lại đằng đằng sát khí, tuốt gươm đi tìm mẫu thân.
Lúc ấy có hai vị đại thần Nguyệt Quang và Kỳ Bà vội khuyên can vua. Xin đại
vương bớt giận! Không nên làm như thế. Từ xưa đến nay, trong sách sử ghi lại có
những chuyện tranh chấp vương vị mà con giết cha, nhưng thần chưa hề nghe nói
có người nào vô đạo đến nỗi giết mẹ. Mẫu thân không nắm vương vị thì sát hại để
làm gì? Nếu ngài giết mẹ thì bị coi là chủng tính hạ liệt, không thể ngồi trên
ngai vàng được.
Nói xong, hai vị đại thần người giữ gươm, người thì chặn đường, kẻ trước
người sau một mực ngăn cản. A-xà-thế thấy vậy thì hơi nao núng: “À thì hai vị đại
thần này không chịu ủng hộ, muốn chống đối mình”. Trong lòng vua hơi dè dặt.
A-xà-thế nghe xong, liền dừng lại
việc sát hại mẹ mình, tra gươm vào vỏ. Nhờ vậy mà phu nhân Vi-đề-hy thoát chết.
A-xà-thế ra lệnh đem giam mẹ ông vào nội cung, không cho tiếp xúc với bất kỳ
ai, tuy không giết nhưng vẫn đem bà cầm tù.
Trong hoàn cảnh như thế, bà Vi-đề-hy
cảm thấy cuộc đời quá đau khổ: “Sao lại thành cớ sự như thế này!” tâm trạng
bà rơi xuống tận cùng vực thẳm, thân thể tiều tuỵ, lòng tràn đầy đau khổ cùng cực.
{—]–{
Cuộc chính biến trong cung đình, thay đổi vương quyền, Thái tử A xà Thế,
soán đoạt ngôi vua, hạ lệnh giam vua cha vào ngục. Tần- bà- sa -la vào ngục thất.
Tại sao lại nảy sinh ra cuộc chính biến thảm khốc như thế? Do vì Thái tử
A- xà- thế nghe lời xúi giục của Đề- bà- đạt -đa. Đề- bà- đạt- đa là nhân vật nổi
tiếng trong giới Phật giáo. Ông là gương mặt phản diện điển hình trong Phật
giáo. Phá hoà hợp tăng, làm thân Phật ra máu, huỷ hoại Phật pháp.
Nguyên nhân nào Thái tử A –xà- thế nghe theo lời xúi giục của Đề -bà -đạt-
đa dẫn đến chính biến trong triều?
Nguyên vì vua Tần- bà- sa- la, tuổi càng cao, nhưng lại hiếm muộn con
cái, vua lo lắng vương vị không người kế thừa. Vì vậy ông đi khắp nơi cầu tự,
nhưng mãi chưa có tin tức gì. Lúc ấy có một người xem tướng bẩm vua rằng:
Có một vị tiên nhân đang tu hành trên núi, vẫn còn ba năm thọ mạng, sau
khi mạng ông ấy hết, sẽ thọ sinh vào cung vua. Làm con của đại vương.
Vua nghe nói như vậy, thì vô cùng mừng rỡ. Hay lắm, vậy là trẫm có người
kế thừa rồi. Nhưng hiện giờ ta tuổi tác đã cao, mãi đợi đến ba năm nữa, e rằng
đợi không kịp, tốt nhất là bây giờ ta khiến ông tiên nhân kia mau thác sanh để
làm con của ta.
Quốc vương có chút ngang ngược, không bàn lí sự đã sai sứ giả đến thông
báo phải thọ sanh làm con của ông sớm một chút. Sứ giả tìm đến tiên nhơn thưa:
Thưa Đại tiên! Quốc vương có triệu
thỉnh: “Tướng sư có nói rằng ba năm sau
ngài sẽ làm con trẫm, nhưng trẫm đã già, sợ e không thể đợi đến ba năm, hy vọng đại tiên rủ lòng thương,
đến sớm một chút”. Vậy xin ngài hãy mở rộng lòng từ bi, mau đến làm con của đại
vương!
Tiên nhân nói: Đúng là có việc như vậy, nhưng phải ba năm nữa ta mới xả
thọ mạng, hiện tại chưa đúng thời.
Sứ giả trở về, hồi báo với quốc vương lời đáp của tiên nhân. Đại vương
nghe xong không hài lòng, ông cau mày, phán:
Ta là vua một nước, những gì thuộc phạm vi lãnh thổ này, từ múi sông đất
liền cho đến tất cả người hay vật đều thuộc quyền cai quản của ta. Ta đã thành
tâm mời ông ấy, vậy mà ông ấy lại không thèm đếm xỉa đến ý tốt của ta! Vậy thì
các ngươi đến đó mời một lần nữa, nếu ông ta không bằng lòng thì cứ giết ngay tại
chỗ! Đã đoạn mạng căn của ông ấy, thì
còn ngại gì ông ấy không chịu sớm đến làm con của ta!
Lúc ấy, đích thực quốc vương có chút ngang ngược, không màng đến đạo lý.
Sứ giả tìm đến lần nữa, tiên nhân vẫn kiên nhẫn giải thích rằng khi này chưa
đúng lúc. Sứ giả thưa:
Nếu ngài vẫn một mực từ chối thì chúng tôi đành y theo lệnh của đại vương
mà thi hành vậy!
Nói rồi, họ rút gươm xông tới. Tiên nhân này vốn có thần thông, ông tuyên
bố:
Vốn dĩ phải qua ba năm nữa ta mới thác sanh làm con của quốc vương, nhưng
nay quốc vương đã phái người tới đoạn mạng của ta. Các người quay về bẩm báo với đại vương rằng, nếu như bằng cách không màng đạo lý như thế
này để quốc vương sớm có con, thì sau này ta cũng sẽ một lòng sát hại ông ấy!
Nói xong, tiên nhân đưa cổ chịu chết. Lúc ông mạng chung thì ở hoàng
cung, phu nhân của vua Tần-bà-sa–la, là bà Vi-đề-hy liền hoài thai.
Sau khi hoàng hậu mang thai, Tướng sư lại đến, vua mời ông ta xem tướng
cho thai nhi, ông ta xem xong liền thưa:
Chúc mừng đại vương có quý tử!
Vua rất đẹp lòng, thở phào nhẹ nhỏm. Vậy là quốc gia có người nối dõi rồi!
Tướng sư lại thưa: Bẩm quốc vương, nhưng đứa trẻ này sẽ làm tổn hại đến
quốc vương!
Vua Tần-bà–sa-la nghe xong, vẫn thản nhiên: Chẳng sao cả, ta đem toàn bộ
quốc gia giao cho nó, còn đối với ta có tổn hại gì thì ta cũng chẳng chút hối
tiếc.
Nhưng khi tướng sư đi rồi, quốc vương lại suy nghĩ: “Không hay rồi! Trước
lúc chết, tiên nhân đã từng nói ra câu đó, nay tướng sư nói y như vậy, đây chẳng
phải là oan gia đã đến sao? Trong lòng vua sinh ra hoang mang lo lắng, ông bàn
bạc với phu nhân Vi-đề-hy:
- Sau khi sinh nó ra, nàng hãy mang nó lên lầu rồi ném xuống vườn, nó sẽ
mất mạng. Người ngoài không biết, chúng ta cũng đừng để lộ tin tức, sẽ nói đứa
trẻ chẳng may chết yểu, như thế là chúng ta đã có thể hoá giải nguy cơ gây hoạ
của nó.
- Nghe chồng nói như vậy, phu nhân Vi-đề-hy cũng gật đầu đồng ý, hai vợ
chồng cùng nhau vạch ra âm mưu như thế.
Sau đó, khi bà Vi-đề-hy sinh hạ đứa
trẻ, bà đã đem nó ném từ trên lầu xuống, nhưng rốt cuộc đứa trẻ này mạng rất lớn
nên không chết, chỉ gãy một ngón tay, nên họ buộc lòng phải đem về nuôi nấng.
Không ngờ, dần dà tình phụ tử nảy sinh từ đó vua đã hết lòng yêu thương, dạy dỗ,
rèn luyện cho thái tử.
Uẩn khúc của câu chuyện này vua Tần-bà-sa-la không hề nói cho thái tử
A-xà-thế biết, chẳng ngờ Đề-bà-đạt-đa lại đem câu chuyện này ra để xúi giục
thái tử. Đề-bà-đạt-đa là người có tâm danh lợi rất nặng, là người xuất gia
nhưng không chuyên tâm tu hành, thấy vua Tần-bà-sa-la luôn luôn cúng dường đức
Thế Tôn, hơn nữa, tăng chúng của Phật cũng được vua cung kính cúng dường, nên Đề-bà-đạt-đa
sanh tâm tham muốn, mong học được phép thần thông, để triển khai mong mọi người
phải cung kính ông. Ông đến tôn giả Xá-Lợi-Phất xin học, tôn giả biết tâm ông
không tốt, nên khuyên ông không nên học phép thần thông, mà nên học pháp Tứ niệm
xứ, quán vô thường, vô ngã là nền tảng của sự tu hành. Tôn giả Xá-Lợi-Phất
không dạy, ông đến tôn giả Mục-kiền-Liên, rồi sau ông đến hết năm trăm vị A–la-hán nhưng không vị nào chịu dạy thần thông cho
ông. Không được ông rất buồn, cuối cùng ông tìm đến tôn giả A Nan, là em trai của
ông năn nỉ.
Tôn giả A-nan là bậc “Đa văn đệ nhất” nhưng chưa có tha tâm thông, vì vậy
ngài không biết dụng ý của Đề-bà-đạt-đa anh mình, muốn học thần thông để làm
gì, ngài không chút cân nhắc, liền nói cho Đề-bà-đạt-đa cách luyện thần thông.
Sau khi luyện thần thông thành công rồi, Đề-bà-đạt-đa liền đến trước mặt
thái tử A-xà-thế, ở giữa không trung thi
triển thần thông, lúc biến lúc hiện, lúc biến thân lớn, lúc biến thân nhỏ
v.v..biến hoá hết kiểu này đến kiểu khác. Khiến cho thái tử A-xà-thế cảm phục
và kính nể cung kính. Đề-bà-đạt-đa liền sinh tâm kiêu ngạo, ông liền nghĩ cách
nói với thái tử:
- Thái tử à! Thân phụ của ngươi đối với đức Phật cung kính, thường đem đồ
tốt dâng tặng cho Phật. Còn ta, dù gì đi nữa cũng là sư phụ của ngươi, nhưng
sao ông ấy tỏ ra lạnh nhạt như thế!
- Nghe Đề-bà-đạt-đa than vãn như thế, thái tử nói ngay: Không thành vấn đề! Phụ vương ta
làm được thì ta cũng làm được. Rồi thái tử đem rất nhiều đồ tốt đến dâng tặng
cho ông. Đề-bà-đạt-đa được thái tử cúng dường cho mình thì càng thêm kiêu mạn.
Ông lập riêng giáo pháp, tự mình định ra quy củ, lôi kéo một số tăng, chia cắt
giáo đoàn, đây gọi là “Phá hoà hợp tăng”.
Một hôm đức Thế Tôn đang thuyết pháp, Đề-bà-đạt-đa xăm xăm bước đến trước,
lớn tiếng thưa: Thế Tôn! Tuổi đã cao, nên nghỉ đi, hãy đem đồ chúng giao lại
cho tôi, tôi sẽ gánh vác giúp ngài, những trách nhiệm gì trong Phật pháp cũng
giao hết lại cho tôi lo cho.
Nghe Đề-bà-đạt-đa nói như vậy, những
người trong hội chúng cảm thấy khó chịu, lạ kỳ! “Chuyện gì vậy nhỉ! Sao Đề-bà-đạt-đa
lại nói với đức Phật những lời như thế?”.
Đức Thế Tôn biết rõ ý đồ của Đề-bà-đạt-đa, Ngài quở mắng ông: Mục-kiền-Liên, Xá-Lợi-phất là
những đại tướng trong chánh pháp, đều là những đệ tử thượng thủ, ta còn chưa
đem Phật pháp phó chúc cho họ, huống chi
là giao cho hạng người ngu si như ông, căn trí ám độn, tham lam hiếu lợi…Làm
sao ta có thể đem Phật pháp giao cho ngươi được.
Sau khi Đề-bà-đạt-đa bị đức Phật quở trách, tâm độc ác nổi lên, ông cho
là đức Thế Tôn muốn sĩ nhục mình trước mặt đông đảo đại chúng, trong lòng rất
căm tức, liền nghĩ cách báo thù.
Ngày nọ, ông ta mang vẻ mặt ủ dột u buồn đến tìm thái tử A-xà-thế. Thái tử
hỏi ông vì sao có vẻ buồn bã không vui, ông đáp:
-Vì lo lắng cho thái tử nên thân tâm ta bất an tiều tuỵ như thế này! Thái
tử đâu có biết, phụ vương của ngươi đối với ngươi tệ lắm! Đề-bà-đạt-đa xúc xiểm
với thái tử. Bây giờ Thế Tôn già rồi, ta sẽ loại ông ấy rồi lên làm Phật mới;
phụ vương của thái tử cũng đã già rồi, ngươi cũng nên loại ông ấy đi, rồi lên
làm vua mới. Như vậy, một người làm Phật mới, một người làm vua mới, ta với
thái tử cùng nhau giáo hoá dân chúng, như thế tốt hơn nhiều!
Ông ta đưa ra chủ ý như vậy để bàn bạc với thái tử, thoạt đầu, thái tử A
xà-thế vừa nghe thì không bằng lòng: Sao
thầy có thể nói ra những lời là thầy từ bỏ đức Phật, còn ta trừ bỏ phụ vương
như thế? Không thể nào!
Đề-bà-đạt-đa liền đem chuyện lúc trước kể cho thái tử nghe, rồi đốc thêm:
Ban đầu, phụ vương của thái tử có âm mưu muốn giết ngươi, đối với ngươi có chút
ân tình nào đâu? Nhưng nhờ phúc báo của ngươi lớn, bị ném từ trên cao xuống mà
không chết, chỉ gãy một ngón tay, ngươi không tin thì nhìn tay mình đi. Hiện tại,
người ta trong ngoài hoàng cung đều biết ngươi có tên là “Thái tử gãy ngón tay”,
chỉ có ngươi chẳng biết chút gì thôi.
-Thái tử hỏi dồn: Có chuyện như vậy sao, có thật như thế sao?
- Đề-bà-đạt-đa đắc ý: Ta mà nói dối với ngươi sao?
Một lời xúc xiểm vừa được thốt ra thì nhân quá khứ liền trổ quả. Lúc ấy,
thái tử A-xà-thế trong lòng vô cùng oán hận, nghe theo lời xúi giục của Đề-bà-đạt-đa,
liền ra lệnh đem phụ vương của mình giam vào ngục.
Sau khi vua A-Xà-thế nhốt phụ thân của ông vào ngục, còn hạ lệnh cho tất
cả quan lại không được phép tới thăm, ông tuyên bố: Phụ vương có âm mưu với ta,
cho nên ta phải tìm cách lật đổ ông ấy! Ông ra lệnh không được bất cứ ai đến
thăm phụ vương, chỉ có duy nhất mẹ ông được phép đến thăm.
Trước khi vào thăm chồng, bà Vi-đề-hy tắm gội sạch sẽ, bà lấy mật ong tán
nhuyễn với bột ngũ cốc rồi trét lên người, sau đó mới đeo chuỗi ngọc vào để nguỵ
trang, bà đội đầu tóc giả, rồi dấu thức uống nước mật nho trên đầu. Như thế,
toàn thân của bà đều đeo theo đồ ăn, thức uống, mới đem vào ngục thăm vua. Nhờ
thế, mà vua Tần-bà-sa-la ở trong ngục vẫn mạnh khoẻ bình thường. Và tinh thần của
ông cũng vững vàng.
Ông chấp tay cung kính, mặt hướng về núi Kỳ- xà-quật thưa: Bạch tôn giả Mục
Kiền-Liên, ngài là họ hàng thân thích của tôi, xin ngài hãy truyền cho tôi bát
quan trai giới. Ông vừa khởi tâm, tôn giả Mục-kiền-liên biết ngay, liền bay đến cung vua, truyền bát
quan trai giới cho vua, mỗi ngày đều truyền tám trai giới như thế. Đồng thời, mỗi
ngày đức Thế Tôn phái tôn giả Phú-lâu-na, là bậc thuyết pháp đệ nhất, đến thuyết
pháp, giảng giải đạo lý cho vua nghe,
khuyên giải, an ủi ông.
Thấm thoát đã trải qua hai mốt ngày, A-xà-thế đến kiểm tra, hỏi người
canh gác: Cha ta còn sống không? Thật ra trong lòng ông đinh ninh là phụ vương
của ông đã chết đói rồi, đã hai mốt ngày không ăn không uống, sao mà sống nỗi.
Lính gác ngục thưa:
Bẫm, thượng hoàng chưa chết mà sức khoẻ còn khang kiện hơn. Thái hậu cung
cấp cho ngài thức ăn thức uống, hai thầy Mục-kiền–liên và Phú-lâu-na từ không
trung xuống thuyết giảng cho ông nghe hằng ngày, nên chúng thần có muốn ngăn
cũng không được.
A-xà-thế nghe vậy thì nổi trận lôi
đình: Mẫu thân ta là giặc, làm bạn với giặc! Mấy ông sa môn ác kia dùng
chú thuật huyễn hoặc khiến cho ông vua ác đó nhiều ngày rồi mà vẫn chưa chịu chết.
A-xà–thế nặng lời chửi mắng phụ thân là vua ác, tôn giả Mục–kiền-liên, mắng
a-la-hán, tội của ông rất nặng.
Mắng chửi xong, ông ta lại đằng đằng sát khí, tuốt gươm đi tìm mẫu thân.
Lúc ấy có hai vị đại thần Nguyệt Quang và Kỳ Bà vội khuyên can vua. Xin đại
vương bớt giận! Không nên làm như thế. Từ xưa đến nay, trong sách sử ghi lại có
những chuyện tranh chấp vương vị mà con giết cha, nhưng thần chưa hề nghe nói
có người nào vô đạo đến nỗi giết mẹ. Mẫu thân không nắm vương vị thì sát hại để
làm gì? Nếu ngài giết mẹ thì bị coi là chủng tính hạ liệt, không thể ngồi trên
ngai vàng được.
Nói xong, hai vị đại thần người giữ gươm, người thì chặn đường, kẻ trước
người sau một mực ngăn cản. A-xà-thế thấy vậy thì hơi nao núng: “À thì hai vị đại
thần này không chịu ủng hộ, muốn chống đối mình”. Trong lòng vua hơi dè dặt.
A-xà-thế nghe xong, liền dừng lại
việc sát hại mẹ mình, tra gươm vào vỏ. Nhờ vậy mà phu nhân Vi-đề-hy thoát chết.
A-xà-thế ra lệnh đem giam mẹ ông vào nội cung, không cho tiếp xúc với bất kỳ
ai, tuy không giết nhưng vẫn đem bà cầm tù.
Trong hoàn cảnh như thế, bà Vi-đề-hy
cảm thấy cuộc đời quá đau khổ: “Sao lại thành cớ sự như thế này!” tâm trạng
bà rơi xuống tận cùng vực thẳm, thân thể tiều tuỵ, lòng tràn đầy đau khổ cùng cực.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét