NIỆM PHẬT VÃNG SANH LÀ DO SỨC MÌNH
VÀ LỰC CỦA PHẬT
Có phải niệm Phật là do sức của mình, còn vãng sanh là sức của Phật?
Kỳ thật, chuyện niệm Phật hay vãng sanh đều là dựa vào sức của Phật. Khi
chúng ta thốt ra câu Phật hiệu cũng nhờ sức Phật. Cũng như ta bước chân lên
thuyền hay xuống thuyền đều nhờ vào sức của thuyền. Chúng ta niệm Phật, trong mỗi
niệm, từng câu từng câu đều dựa vào sức của Phật A Di Đà.
Đại sư Ấn Quang khuyên chúng ta: “Buông bỏ toàn thân, triệt để nương tựa”.
Đây là trạng thái tâm lý ổn định vững vàng, của người biết niệm Phật. Chúng ta
không nên một bề niệm Phật, một bề khởi tâm nghi ngờ, nữa nương tựa, nữa không
nương tựa. Buông bỏ toàn thân, thuật ngữ “buông xuống”. Pháp dễ tu, pháp khó tu
đều nói, buông xuống. Nhưng cái buông của pháp tự lực rất khó, còn cái buông của
pháp tha lực rất dễ. Pháp tự lực tu hành nhất định phải có trí tuệ, nếu không
có trí tuệ thì không dễ gì buông xuống được. Sự tu hành của pháp tự lực, thì trừ
khi chúng ta đã được khai ngộ, có trí tuệ Bát Nhã thì mới có khả năng buông xuống
được, ngoài ra rất khó.
Tịnh độ môn, tự biết bản thân là phàm phu tội ác sanh tử, một chút cũng
không thể buông nổi, nên gởi hết vào sức thệ nguyện của Phật A Di Đà. Nam mô A
Di Đà Phật, hoàn toàn đặt vào câu danh hiệu, hoàn toàn giao phó, nương tựa,
chúng ta mới có thể buông. Chúng ta là hạng căn cơ kém cõi, không cách gì khai
ngộ, không cách gì có trí tuệ bát nhã, nên chúng ta hoàn toàn nương vào câu Phật
hiệu. Bản thân câu danh hiệu này chính hoàn toàn hiển lộ tự tánh của chúng
ta. Đại sư Đạo Xước nói: “Nay đang thời
mạt pháp, hiện là ngũ trược ác thế, chỉ có pháp môn Tịnh độ, là con đường thuận
lợi nhất”.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét