NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA THÀNH VIÊN BAN HỘ NIỆM.
1- Ban
hộ niệm (BHN) còn gọi là Nhóm cộng tu (NCT), có chủ đích là cùng nhau
niệm Phật tu hành cầu sanh Tịnh độ và tích cực hộ niệm cứu người lâm chung được
vãng sanh Cực lạc theo đúng tông chỉ của Tông Tịnh độ. Ngoài ra không dính mắc
đến các loại hoạt động nào khác, không được đem ra bàn thảo, phổ biến, tuyên
truyền trong phạm vi BHN hoặc NCT.
2- Hộ
niệm phải có lòng chân thành tha thiết, muốn hộ niệm cứu độ người vãng sanh .
Khi hộ niệm phải có tâm niệm cảm ơn người bệnh, vì nhờ họ mà mình lập được công
đức và nhân lành Tịnh độ.
3- Các
thành viên BHN thường hay hội ý với nhau để rút ra những khuyết điểm, hoặc học
hỏi thêm về cách thức hộ niệm cho vững vàng, hầu tránh những điều sai lầm đáng
tiếc có thể xảy ra.
4- Các
thành viên BHN trong những ngày không đi hộ niệm , cũng phải siêng năng tu tập,
niệm Phật, lễ Phật, sám hối, nhất là những ngày 30,01,14,15 phải đến chùa sinh
hoạt với đại chúng, không được tự thấy mình là đủ, tách rời không cần sinh hoạt
với chùa nữa.
5- Hội
viên trong BHN, khi nhận một tin hộ niệm phải hướng dẫn gia đình thân quyến đến
gặp trưởng BHN trao đổi trước rồi mới thực hiện hộ niệm, không được tự ý một
mình, trừ những trường hợp đặc biệt.
6- Mỗi
hộ viên phải biết kham nhẫn với mọi tình huống trong lúc hộ niệm và ngoài phạm
vi hộ niệm, phải học hạnh khiêm hạ, không tự kiêu tự đắc.
7- Hộ
viên chỉ niệm Phật và hộ niệm với mục đích giúp người đạt mục tiêu vãng sanh,
không vì hộ niệm mà tham gia các việc khác, như từ thiện, lạc quyên v.v để rồi
đi lạc mục tiêu hộ niệm.
8- Mọi
người đều nên học tập cách khai thị hướng dẫn bệnh nhân, biết buông bỏ để nhất
tâm niệm phật cầu vãng sanh. Tuy nhiên việc khai thị thường dành cho trưởng ban
hay phó ban. Một ca hộ niệm chỉ một hai người khai thị, không nên quá nhiều
khiến người bệnh không biết nghe ai. Việc khai thị không nói quá nhiều quá lâu
, khiến người bệnh nghe nhiều quá sinh chán nản, sinh ra ớn sợ . Khai thị lời
lẽ phải nhỏ nhẹ, mềm mỏng, đừng có cứng ngắt, như ra lệnh, hoặc như giảng bài
khiến người bệnh bực mình sinh cấu ghét, không có thiện cảm với người khai thị
va BHN.
9- Khai
thị tránh không nói những điều tiêu cực, nói sai pháp, hướng dẫn sai đường
v.v…Không được nói hoặc cử chỉ làm cho người bệnh thối tâm, nản lòng, như hạch
hỏi quá nhiều khiến bệnh nhân phải trả lời. Hoặc khui ra những lỗi lầm của
người bệnh. Nói chung khai thị không phải nói đạo lý cao siêu, mà chính
là khích lệ người bệnh không sợ chết, chỉ quyết một lòng buông xả vạn duyên,
thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Hướng dẫn càng ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và
hoá giải những trở ngại tại chỗ cho người bệnh an tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
10- Hộ
niệm nên chia thành phiên, mỗi phiên hộ niệm hai tiếng. Thay phiên, có người
khác thế mới nghỉ. Phải giữ thân tâm luôn được tỉnh táo, chỉ nên niệm Phật trong
phiên của mình, không nên niệm liên tục quá lâu, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
11-Hộ
niệm có thể dùng khánh đánh, không dùng mõ, hoặc niệm không.
12-Niệm
Phật có thể 6 chữ hoặc 4 chữ tuỳ theo thói quen hoặc yêu cầu của người bệnh.
Nên điều chỉnh tốc độ âm lượng cho hợp với người bệnh, không niệm nhanh quá hay
chậm quá.
13- Trong
thời gian chờ đợi, hoặc xong phiên hộ niệm nên giữ thanh tịnh niệm phật, không
tham gia vào các việc của gia đình họ.
14- Người
khai thị tránh mọi sự xúc động, giọng nói nghẹn ngào. Tránh dùng lời cầu chúc
cho hết bệnh, hay an ủi theo tập tục thế gian. Tránh cãi cọ, nói chuyện, cười
đùa lớn tiếng, đi lại, hất xì, ho khạc v.v khi hộ niệm.
15- Những
vị đồng tu có âm giọng quá cao, hoặc quá sắc, không nên tham gia vào hộ niệm,
vì dễ gây xúc cảm khó chịu cho người bệnh. Nếu muốn hộ niệm phải ngồi xa và
phải niệm nhỏ.
16- Những
hộ viên đang bị cảm, sức khoẻ yếu không nên tham gia hộ niệm. Những người bình
thường hay xung đột với người bệnh, cần phải tránh xa đừng tham gia hộ niệm.
Trên đây một số vấn đề, có thể xảy ra trong các trường hợp khi thực hiện hộ
niệm, mỗi thành viên trong BHN cần phải biết nắm rõ, để việc hộ niệm cứu người
vãng sanh Tây phương một cách hoàn mãn./.
---------—]–---------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét