TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
Phần đông con người ai cũng chọn cho mình một tín
ngưỡng, dù là tín ngưỡng dân gian hay tín ngưỡng tôn giáo hữu thần hay vô thần.
Người không tin tín ngưỡng này thì cũng tin tín ngưỡng khác, không ai là không
có. Nhưng phải biết tôn trọng các tín ngưỡng đã có sẵn từ lâu trong cộng đồng,
để chúng ta có sự đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh trong cuộc sống cộng
đồng.
Không chấp
nhận một tôn giáo là đó là quyền của mỗi người, nhưng mỗi người cần phải tôn
trọng tín ngưỡng của người khác. Vấn đề tín ngưỡng ở Việt Nam, kể ra hơi phức
tạp, nếu đề cập tới một cách chủ quan. Nơi đây là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo
và mỗi tôn giáo đều có cái hay riêng, nhưng dù hay đến đâu, trong mỗi tôn giáo
đều có những điều huyền hoặc mà các tín đồ không hề bao giờ cho đó là dị đoan.
Người biết
không bao giờ động chạm đến tín ngưỡng của người khác, nhất là cố tình đem
những sự huyền hoặc để chê bai, với ánh sáng khoa học với văn minh ngày càng
tiến bộ, rồi đây có lẽ những dị đoan mê tín, hiện đang có trong tín ngưỡng
nhiều người qua nhiều tôn giáo khác nhau sẽ tự đào thải, nhưng cái căn bản đạo
đức của tôn giáo sẽ là những điều trường tồn không bao giờ mất được, dù cho
rằng tôn giáo đó có còn ở Việt Nam hay ở hoàn vũ nữa.
Thờ kính thần
Mưa, vì mưa làm cho cây cối xanh tốt, mùa màng tốt đẹp, được ăn quả, được hưởng
lúa gạo, ta phải nhớ ơn thần Mưa. Ta thờ thần Sấm Sét, vì Sấm Sét giết bỏ kẻ
bạo tàn, diệt trừ tà quái.
Việt Nam có
rất nhiều tôn giáo du nhập vào, dân ta chấp nhận bất cứ tôn giáo nào mà giáo
điều không đi ngược lại với căn bản đạo đức của dân tộc, không chống lại những
điều đã được tổ tiên ta công nhận, rút trong nền tảng đạo đức của Đông Phương
là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tất cả mọi
tôn giáo du nhập vào Việt Nam đều được đón nhận và có thể được phổ biến dễ dàng
trong dân gian, trừ những tôn giáo không phù hợp với nền luân lý của nước ta.
Có những tôn giáo vào nước ta sau các tôn giáo khác nhưng đã phổ cập rất mau
chóng đến mọi tầng lớp xã hội, và được đồng thời cùng sùng tín với các tôn giáo
khác, nhưng cũng có tôn giáo khi lan truyền vào
nước ta đã gặp khó khăn một phần vì sự ngăn cản của chính quyền, một
phần vì dè dặt của quần chúng. Lại cũng có những tôn giáo khi tới Việt Nam đã
bị từ khước hẳn, vì các giáo điều đi ngược lại nếp sống thuần túy của dân ta.
Trong các tôn
giáo đã vấp phải khó khăn ta phải kể Thiên chúa giáo đã được truyền vào Việt
Nam từ đời vua Lê Trang Tôn, nhưng không được phổ biến mấy, và tới thế kỷ trước
đã trải qua những giai đoạn thật là gay gắt. Giáo lý của đạo này xây dựng trên
căn bản bác ái, coi mọi người như anh em, rất hợp với đạo đức Việt Nam, nhưng
sự truyền giáo đã bị chính quyền hồi đó ngăn cản và do đó gây sự nghi ngờ trong
người dân.
Ta đừng chê
chính quyền là hẹp lượng khi không chấp nhận cho một tôn giáo mới được hành đạo
tại đất nước mình. Riêng đối với Thiên chúa giáo khi vua quan Việt Nam ngăn cản
sự truyền giáo chính là lý do chính trị. Giáo sư Nghiêm Thẩm trong cuốn Sơ phát
về những điều kiên kỵ ở Việt Nam đã viết:
“ Những tu sĩ
thừa sai không tự giới hạn trong việc truyền giáo, các vị còn dẫn theo những
con buôn biển lận, họ ngoài mục đích chinh phục kinh tế, còn có mục đích thôn
tính đất đai”. Chính quyền cảm thấy mối nguy mang lại bởi tư tưởng và con người
Phương Tây, nên tìm cách ngăn cản sự du nhập vào trong nước của người Âu, dù là
nhà truyền giáo hay con buôn và bó buộc giáo dân Việt Nam phải từ bỏ đạo mới, chính quyền đã thường áp dụng những
biện pháp bạo tàn.
Giáo dân, thấy
bị đe dọa và mang trong lòng hy vọng thầm kín được sùng tín đạo mới của mình,
dưới một chính thể mới, đã không nhiều thì ít công nhiên cộng tác với ngoại
xâm.”
{—]–{
Ngoài việc thờ phụng tổ tiên, các tôn giáo chính tại
Việt Nam ngày nay có thể kể:
Đạo thờ thần
- Đạo Lão- Đạo Khổng _ Đạo Phật
– Đạo Phật giáo Hòa Hảo – Đạo Cao Đài- Đạo Thiên Chúa _ Đạo Tin Lành- Đạo
Hồi- gần đây có đạo Ba Hai
. {—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét