VỌNG TÂM – VỌNG TÌNH
Trong con người có thất tình lục dục: ái, ố, hỷ, nộ…
những thứ tâm lý này nó luôn luôn kích hoạt tâm lý con người, khiến con người
không bao giờ để tâm đứng yên một chổ. Vì thế con người thường bất an hơn là an
lạc. Theo Duy Thức học con người có đến 51 loại tâm gọi là tâm sở, các loại tâm
này luôn luôn hoạt động dù thức hay ngủ. Ngoài 51 thứ tâm có 8 loại tâm gọi là
Tâm vương. Tâm vương phối hợp với tâm sở sanh ra buồn, giận, thương, yêu, ganh
ghét …nó chi phối cả đời người từ khi sinh ra cho đến chết cũng chưa chấm dứt.
Tâm tiếp xúc với cảnh cùng tác ý của thức sanh ra phân biệt,tạo ra các sự vui
buồn thương nhớ. Với người phàm phu cứ chạy mãi theo những tâm vọng tưởng này
mà không lý giải được tại vì sao. Các nhà thơ nhà văn cũng từ các cảm xúc vui
buồn sáng tác các bài thơ tình, thơ cảnh..như:
Làm
sao cắt nghĩa được tình yêu
Có
nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó
chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng
mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Xuân Diệu
Nhớ
ai con mắt lim dim
Chân
đi thất thiểu như chim tha mồi
Nhớ
ai hết đứng lại ngồi
Ngày
đêm tư tưởng một người tình nhân
Ca
dao
Mê
anh chẳng phải vì tiền
Thấy
anh lịch sự có duyên dịu dàng
Ca
dao
Tôi
muốn cô đừng nghỉ đến ai
Đừng
hôn dù thấy cánh hoa tươi
Đừng
ôm gối chiếc đem nay ngủ
Đừng
tắm chiều nay bể lắm người..
Như vậy là gì
Nghĩa
là ghen quá đấy mà thôi
Thế
nghĩa là yêu quá mất rồi
Và
nghĩa là cô là tất cả
Cô là
tất cả của riêng tôi
Nguyễn
Bính
Ta
đọc ba ngàn quyển sách
Song
rồi chẳng nhớ điều chi
Ta
chỉ nhìn em một cái
Sao
mà nhớ đến say mê
Nguyễn Bắc Sơn.
Plato nói:
Trong tình yêu bao giờ cũng chứa đựng mầm mống của sự yêu thích về tình dục,
cho đến khi tình dục được thỏa mãn thì tình yêu trở thành bóng đêm
Khi có tâm lý thương yêu thì ý thức hoạt động, nó kích
hoạt các tâm sở hoạt động theo, thì có các trạng thái tâm lý như: thương, nhớ,
mong chờ, hờn, giận, ghen tuông, tương tư, vui buồn, lưu luyến v.v đó là biểu
hiện của tâm lý phát sanh tình yêu. Và tất cả tâm lý này nó luôn làm cho con
người khổ và bất an. Nhưng từ khởi thủy đến nay có mấy ai thoát được các tâm lý
này, chỉ trừ những bậc chân tu chứng đạo mới không bị nó mê hoặc dẫn dắt mà
thôi.
Muốn hóa giải những tâm lý này hành giả phải tu tập
theo lộ trình như sau: Tín, Giải, Hành, Chứng.
Trước hết phải có lòng tin, tin chính mình và tin Phật pháp. Khi có tín
rồi phải có sự hiểu biết gọi là giải. Khi hiểu biết rồi phải thực hành những
điều mình đã hiểu. Khi đã hiểu và hành rồi phải đạt được cái mục đích mà mình
đã hiểu. Khi Tín, Giải, Hành đã có thì Chứng sẽ thành . Chứng thành ta sẽ có Từ, Bi, Hỷ, Xả. Từ sẽ giải Khổ, Bi sẽ
trừ Đau, Hỷ sẽ giải Sầu và Xả sẽ pháp chấp. Lúc đó mới thật có an lạc và hạnh
phúc.
Cho nên đối với
người trí thì mọi việc hanh thông còn người ngu thì bị bế tắc, bị ràng buộc - Trí
giả vô vi- Ngu nhân tự phược ”.
Người đời thử
gẫm mà hay
Trăm năm thì
ngắn một ngày dài ghê.
Các bậc thánh
thấy đời vô thường chúng sanh mê khổ nên phát nguyện:
Hướng thượng cầu nhất thiết trí
Hướng hạ
phát đại bi tâm
Càn khôn
tận thị mao đầu thượng
Nhật
nguyệt bao hàm giới tử trung
Nghĩa là: Càn khôn rút lại đầu lông xíu
Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét