CÚNG DƯỜNG
Cung phụng thức
ăn nuôi dưỡng thân tâm cho nên gọi là cúng dường. Lúc Phật tại thế, Ngài giáng
sanh dưới cây Vô ưu, thành đạo dưới cội Bồ đề, thị tịch ở giữa hai cây Sa la,
tiêu biểu một đời thành Phật chưa từng ở qua phòng tư cuả mình, giảng đường,
tinh xá đều do vua quan cúng dường. Mỗi ngày vào thành khất thực hiển thị một
đời thành Phật tự mình chẳng có bếp núc, thức ăn đều do cư sĩ, Bà la môn cúng dường.
Tự chẳng cất nhà ở chẳng trồng trọt để ăn, chẳng dệt vải để mặc, chỉ để cho
người cúng dường cầu phước huệ.
Chúng ta là
người học hạnh Bồ tát phải cúng dường như thế nào? Người không có cơm áo, giảng
giải cho họ biết về báo ứng của không có cơm áo ấy là nhân cúng dường. Người
chết yểu hoặc nhiều bệnh khổ, giảng cho họ biết về nhân duyên giết hại. Người
nghèo nàn khốn khổ, giảng cho họ biết về nhân duyên tham lam bỏn xẻn. Người
nhiều ái dục, giảng cho họ biết về quả báo thân thể xấu xí. Người nhiều tai nạn
nước lửa giảng cho họ biết về quả báo giận hờn. Người phỉ báng Tam bảo, giảng
cho họ biết về quả báo đọa địa ngục. Người chẳng tin xuất thế gian, giảng cho họ
biết về nhân duyên tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai), Người chẳng tin trụ
tòng lâm, giảng cho họ biết về nhân duyên bỏ mất cơ hội. Người nhiều niềm tin
trụ tòng lâm, giảng cho họ biết về nhân duyên Phật pháp.
Đã nói chân
cúng dường, sao chẳng dạy người xả thân cúng dường, học lóc thịt cúng dường
phải biết, trong các sự cúng dường, Pháp cúng dường là trên hết. Thân cúng
dường chỉ đem lại cái vui nhất thời, còn pháp cúng dường khiến thành Phật đạo.
Lại La Hán thần thông rộng lớn vô cùng mà chẳng thể làm cho người liễu sanh tử
thoát luân hồi. Thế nên thần thông chỉ có lợi cho mình mà chẳng thể lợi người, Bồ tát thuyết pháp, đã có thể
lợi người lại có thể lợi mình, mình người đều lợi, đây là chân cúng dường
vậy./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét