SÁM HỐI
Đã là phàm phu
không ai là không tránh khỏi tội lỗi. Về Đại thừa giới nếu chưa đến Phật quả
không thể tuyệt đối không phạm vào tội
lỗi, không thể tuyệt đối thanh tịnh. Tiểu thừa giới chưa đến quả A La Hán,
không thể tuyệt đối thanh tịnh, vì thế phàm là Phật giới, trừ trọng tội ra, đều
có phương pháp hối tội. Đây là phương tiện từ bi của Phật, nếu như tất cả giới
chỉ có pháp phạm mà không có pháp hối thì không có một chúng sanh nào có khả
năng học Phật thành Phật.
Hai chữ sám
hối có nghĩa là: Sám là trình bày tội ác đã làm, hối là sửa đổi lỗi trước, từ
nay về sau không dám làm nữa. Hai chữ
Sám hối là hợp dịch âm và nghĩa của Phạn ngữ: Ksamayati, dịch âm là Sám ma,
dịch nghĩa là Hối quá hợp thành Sám hối, đã giữ âm lại còn thêm nghĩa. Lại có
chỗ nói âm phạn ngữ là Sám ma Trung Hoa gọi là Hối quá. Lại nói Sám hối là tiếng Trung Hoa Sám là nói tắt của
Sám ma tiếng Ấn độ.
Sám ma Trung Hoa định nghĩa là “Xin tha thứ, xin cho sửa lỗi, đối diện xin lỗi.
Nếu lỡ xúc phạm người hiện diện, người muốn hoan hỷ đều nói Sám. Bất luận lớn
hay nhỏ đều nói như thế”.
Sám hối có các loại như: Tác pháp sám, thủ tướng sám,
Vô sanh sám, được gọi là ba thứ hối pháp, còn gọi là ba thứ sám pháp. Pháp Sám
tội, trên thực tế cũng là một thứ pháp yết ma, địa phận thiết yếu không ra
ngoài hai loại lớn là thành thiện khử ác.
Tác pháp sám
Ba thứ: Thủ
tướng sám Sự sám Hai loại
Vô sanh sám Lý sám
Tác pháp sám
diệt được giới tội mà không diệt được phiền não tánh tội. Thủ tướng sám diệt
được phiền não tánh tội nhưng không diệt được vô minh chướng ngại trung đạo
quán. Vô sanh sám diệt được vô thỉ vô minh. Tác pháp sám là pháp hối tội của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, là tác pháp y theo
sự quy định mà thuyết tội, hối tội. Thủ tướng sám tức là như trong Phạm Võng Bồ
Tát giới Bổn nói: “ Phải dạy sám hối ở trước hình tượng Phật Bồ tát ngày đêm
sáu thời tụng 10 giới trọng 48 giới khinh, khẩn thiết lễ tam thế ngàn phật được
thấy hảo tướng”. Hảo tướng là thấy Phật xoa đầu, thấy ánh sáng, thấy bông hoa,
thấy tướng lạ liền được diệt tội. Hai pháp sám nầy đều dùng sự thông đạt thành
mục đích hối tội, vì thế gọi là sự sám. Vô sanh sám là chánh tâm ngồi ngay
thẳng, thầm quán vạn pháp “Không, Như ” mà lai tức tục, trung đạo hiện tiền, mở
Phật nhãn, phá vô minh. Một sám pháp này nếu tu hành tối thiểu là từ cảnh giới
sơ địa trở lên. Vì thế thủ tướng sám đã khó quán thành công, vô sanh sám càng
khó thành công hơn nữa./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét