PHẠM TỘI CÓ NHẸ CÓ NẶNG
Giới trộm tùy
theo tình tiết hoàn cảnh mà tội có khinh có trọng bất đồng. Ví dụ trộm cắp của
nhà giàu 5 tiền, người nhà giàu sẽ không đau khổ quá nhiều, nhưng nếu trộm cắp
của một người nhà nghèo 5 tiền thì có thể làm cho người nhà nghèo ấy bị vô cùng
khốn khó. Tâm của người bị trộm buông xả hay tham lam, keo kiệt cũng khiến cho
tội của người trộm có khinh có trọng bất đồng.
Cũng thế nếu
trộm của người thường 5 tiền thì nhẹ, mà trộm của cha mẹ và của Tam Bảo 5 tiền
thì tội rất nặng. Vì cha mẹ là hai đấng cần phải nhớ ân và đền ơn, mà lại không
nhớ ơn đền ơn lại còn phản ơn thì tội rất lớn. Của cải tài sản Tam Bảo là nơi
thập phương bá tánh thành tâm cúng vào để duy trì chánh pháp và hoằng hóa phật
pháp, công đức rất lớn, đã không cúng dường trái lại trộm cắp thì tội rất nặng.
Cũng 5 tiền mà tùy theo địa vị công đức mà tội nặng nhẹ khác nhau.
Tội giết người,
nghiệp báo cũng có khinh có trọng. Do vì đẳng vị cao thấp của người bị giết,
phẩm cấp mạnh yếu của tâm người giết và trình độ của cách giết (thân, khẩu, ý) được sử dụng bất
đồng, nghiệp báo cũng có khinh trọng bất đồng. Tỷ như đồng là giết người, tội
nghiệp giết người phổ thông nhẹ hơn giết người đã phát Bồ đề tâm. Nếu như giết cha
mẹ, sư trưởng cho đến Thánh nhân, tội nghiệp còn nặng hơn giết người đã phát Bồ
đề tâm. Như vì tâm tham lam mà giết người tội nhẹ hơn, do tâm sân giết người
nặng hơn, do tâm tà kiến giết người (cho
rằng giết người được phước sanh thiên, hoặc cho rằng giết người không có quả
báo) tội nghiệp lại càng nặng hơn. (vì kiến thức sai lầm dẫn đến nhiều người
nghe vậy mà làm theo, nhiều đời không bỏ) tội nghiệp lại càng nặng hơn.
Đại vọng ngữ, Dùng
tâm dối gạt khiến người hiểu lời nói dối là chính mình được pháp hơn người như
thánh nhân, như thiền định, lời lẽ, ý tứ rõ ràng, người nghe tin rằng thật và
bị dối gạt phạm tội nặng. Nếu dùng văn tự vọng ngữ, hoặc sai người khác thay
mình vọng ngữ, hoặc hiện ra tướng để vọng ngữ, chỉ cần đạt thành mục đích như
thế, tức thành tội đại vọng ngữ.
Nghiệp tội đại
vọng ngữ cũng có khinh trọng. Dối gạt người ân và bậc tôn trưởng phạm tội
trọng. Dối gạt người bình thường phạm tội khinh. Dối gạt vài người cho đến một
người thì phạm tội khinh. Người bị gạt
cực kỳ đau khổ thì tội trọng, người bị gạt không quá đau khổ thì tội khinh. Nếu
vì danh dự cung kính mà đại vọng ngữ, rồi lại cho rằng đây là công đức và
thường làm không dứt, phạm tội trọng. Vì lánh nạn khổ bức bách mà đại vọng ngữ
thì tội khinh. Đương nhiên khi phạm tội trọng thì mất giới, không còn là đệ tử
của Phật nữa. Chỗ này gọi là khinh so sánh ở trong quả báo của tội trọng, chứ
không có nghĩa là ly khai giới trọng nhập vào giới khinh.
Bốn điều giới
trọng được kể trên là bốn pháp khí, nếu phạm phá một điều nào trong bốn điều trên tức là bị bỏ ra ngoài biển lớn Phật
pháp, suốt đời không được làm người phật tử. Song mỗi giới điều có khai duyên.
1/ Giới dâm.
Nếu ngu không hay biết gì hết, người khác ở trên thân mình hành dâm, nếu bị
cưỡng hiếp hành dâm mà không cảm thọ khoái lạc, nếu hoàn toàn không có ý dâm
dục, nếu bị si cuồng tâm loạn, đau khổ ràng buộc, đều không kể là phạm.
2/ Giới trộm: Nếu tưởng là vật cho mình là
vật phấn tảo ( đồ bỏ ), nếu tưởng là của người thân, như thế không cho mà lấy
đều không kể là phạm,
3/ Giới sát: Nếu lúc ném đao, gậy, ngói đã
lỡ trúng nhằm người khác chết, hoặc lúc xây cất phòng nhà lỡ làm rớt cây, đá
gạch ngói, làm cho người dưới chết, nếu có lòng tốt xốc đỡ người bệnh đi đứng
ngồi nằm, người bệnh nhân đó mà chết, nếu không có tâm làm hại, làm cho người
khác chết đều không kể là phạm.
4/ Giới đại
vọng ngữ: Nếu người tăng thượng mạn ( chính mình không có tâm dối gạt,
nhưng do sự hiểu lầm về thiền định ) tự cho rằng mình thật chứng pháp thánh
nhân, nếu là nhân duyên nghiệp bảo, không nói là do tu mà đắc, hoặc nói lầm,
đều không kể là có tội.
Người tu cấm
ngăn dâm dục, mục đích của cấm ngăn dâm dục là vì giải thoát sự ràng buộc do
dâm dục mà phải chịu sanh tử lâu dài này.
Cấm ngăn dâm dục là công tác huấn luyện đoạn dục, ly dục, từ sự cấm chỉ
dâm dục, dần dần xa được dục sự, tiến lên một bước dần dần xa lìa được dục
niệm, sau cùng có thể xa lìa cái lưới mê sinh tử do dâm dục cấu thành.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét