TỰ HÀO VỀ NGƯỜI CHA LAO CÔNG
Đặng Trung
Thành
Ngay lúc từ nhỏ, tôi đã mặc cảm về việc cha mình là
lao công. Tôi không thể nào chịu nổi cảnh mỗi khi vào lớp học, bọn bạn hùa nhau
trêu chọc hội đồng. Lũ bạn cho tôi ra rìa, đến nổi chiếc bàn trong lớp chỉ một
mình tôi ngồi chơ vơ. Ai cũng chê cha tôi làm nghề quét rác đường phố, không
sang trọng, sạch sẽ. Lúc đầu tôi cố nhẫn nhịn. Vào lớp, tan học, tôi lẫm lũi
một mình như kẻ bị tự kỉ. Nhưng rồi sự xúc phạm dâng đến tột đỉnh khiến tôi
không kiềm chế lý trí đã đánh ngay một đứa bạn trong lớp.
Sau đó, giáo
viên chủ nhiệm gọi cha tôi đến để trình bày sự việc. Cha không nói gì, chỉ biết
xin lỗi cô và đưa tôi về. Về đến nhà, cha không giận dữ với tôi, ngược lại cha
bảo: “Con trai, từ nhỏ cha đã dạy con là không nên đánh nhau, chẳng có ích gì.
Mọi chuyện cần giải quyết trong hòa bình bằng lời nói. Vả lại, chuyện này không
có gì phải xấu hổ. Đúng là cha làm lao công, nhưng nghề này có gì xấu cơ chứ.
Cha biết lúc nào trên người cha cũng vấy bẩn, nhưng cha lại làm sạch đường phố,
công viên từ đôi bàn tay cần mẫn của mình”. Thoáng chút suy nghĩ, tôi rớm nước
mắt, ôm cha mình mà nói: “Con xin lỗi cha”.
Cũng từ hôm
đó, bạn bè trong lớp không còn dám trêu chọc tôi nữa, bởi chúng sợ tôi “động
thủ”. Tuy nhiên, sau lưng tôi vẫn còn nhiều lời trêu giễu cợt. Nghe lời cha
dạy, tôi chẳng thèm quan tâm đến chúng mà chú tâm học hành. Bước sang cấp ba,
mọi chuyện không khá hơn. Vẫn những người bạn cũ xa lánh và dường như tôi bị cô
lập trên một hồn đảo hoang vắng của Robinson. Chẳng ai làm bạn với tôi, vì
chúng cho rằng tôi không đủ tư cách, không đủ giàu sang. Tôi phớt lờ đi. Dường
như sự chế giễu đó đối với tôi không còn dao động. Sự mặc cảm nghèo hèn đã bị
chai sạn từ lâu rồi. Người bạn thân nhất
của tôi lúc này là những quyển sách, quyển vở. Tôi cố học thật tốt để
mọi người có cái nhìn khác về mình. Ngày đó cũng đến. Hôm đó đi xem kết quả thi
tốt nghiệp, bọn bạn thảng thốt vì điểm số của tôi cao nhất lớp. Cả lớp không
nói, chỉ biết im lặng và lãng đi nơi khác để che giấu sự hối hận. Có lẽ, tôi
nên cảm ơn bạn mình, vì nhờ sự khắc nghiệt ấy đã giúp tôi có ý chí kiên cường,
vượt qua mọi khó khăn trong học tập.
Tôi biết, tuy
nghề lao công dơ bẩn nhưng ít ra cha tôi đã góp phần làm nên một thành phố
xanh, sạch đẹp. Chính vì vậy, tôi luôn tự hào rằng cha mình là một lao công./.
( Trích Văn
Hóa Hương Pháp tập 14 chùa Hoằng Pháp )
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét