Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

XU HƯỚNG THA LỰC


XU HƯỚNG THA LỰC      

Trong thời kỳ của Mục sư Martin Luther, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo hứa hẹn với các tín đồ của mình những điều kiện hấp dẫn. Nếu ai đó phạm tội và sợ rằng sẽ phải bị đầy đọa đời đời trong luyện ngục, tất cả những gì người đó phải làm chỉ là hãy mua một sự ân xá.
 Vào đầu thế kỷ 16 Giáo Hội Thiên Chúa La Mã, sử dụng những kẻ bán rong chuyên nghiệp, chuyên phát hành quyền được cứu chuộc, lang thang khắp các thị trấn và làng mạc ở Châu Âu để bán những chứng chỉ xá tội của Giáo hội theo những mức giá cố định. Nếu muốn có một chiếu khán vào thiên đàng, cứ bỏ ra 10 đồng tiền vàng. Muốn gặp linh hồn của ông nội bà nội đã quá cố ngay tại giáo đường. Chẳng có gì khó, hảy xùy ra 30 đồng tiền vàng, người ta cho rằng kẻ bán rong chuyên nghiệp những quyền được cứu chuộc nổi tiếng nhất thời bấy giờ, một thầy tu thuộc dòng Dominic có tên là  Johannes Tetzet đã phát biểu rằng, ngay khi những đồng tiền vàng chạm nhau kêu lẻng xẻng trong cái rương tiền thì các linh hồn lập tức rời luyện ngục để có mặt ở thiên đường.
   Càng suy nghĩ về những điều đó, Luther càng ngờ vực những thỏa thuận ấy, và tất nhiên, ông ngờ vực cả cái Giáo hội đã đưa ra những thỏa thuận như vậy. Người ta không thể nào mua quyền lực cứu chuộc cho mình. Vì Giáo hoàng không thể nào có quyền lực để tha tội cho bất kỳ ai và lại càng không có quyền mở cửa thiên đường.
 Từ những nghi ngờ về giáo hội Thiên chúa La Mã. Mục sư Luther đưa ra 95 luận đề để chống lại những tập tục của giáo hội Thiên chúa giáo thời bấy giờ.  Từ đó dấy lên cuộc cải cách của những người Thệ Phản, kêu gọi tất cả những ai quan tâm đến việc cứu chuộc của Thượng đế nổi lên chống lại quyền lực của Giáo hoàng và tìm kiếm một con đường khác để đến được thiên đàng.
 Martin Luther, người đã thách thức những luật lệ, định chế, nghi thức, của Giáo Hội Thiên chúa giáo La Mã. Để thấy rằng chính mình cũng phải viết nên những luật lệ mới, thiết lập những định chế mới và sáng tạo những nghi thức mới.
  Điều đó cũng đã xảy ra ngay cả đối với Chúa Jesus và Đức Phật Thích Ca. Trong những cuộc truy vấn không khoang nhượng của mình. Các Ngài đã lật đỗ những luật lệ, nghi thức và cấu trúc của các tôn giáo truyền thống của người Do Thái và người Ấn Độ cổ. Nhưng dần dần nhân danh các Ngài hơn bất kỳ cá nhân nào khác trong lịch sử, nhiều luật lệ, nhiều nghi thức và nhiều cấu trúc tôn giáo mới đã được tạo ra./,
 Trích VHPG – số  292- 13-2018-: Nếu ta gặp Phật của Yuval Noah Harari- Nguyễn Văn Nhật dịch.
 Từ những tư liệu mua thần bán thánh của những người tu  Giáo Hội Thiên Chúa giáo La Mã thế kỷ 16 thời Mục sư  Martin Luther đã đưa ra nghi ngờ và dấy lên phong trào cải cách Giáo hội, dẫn đến kết quả ra đời giáo hội Thệ Phản gọi là Tin  Lành giáo tồn tại cho đến ngày nay.
   Giáo hội Thiên chúa giáo thời ấy phát tinh ra những thầy tu rao bán chứng chỉ xá tội thế kỷ thứ 16 ở Châu Âu. Nhưng nhìn lại bên Phật giáo cũng không ít con người mua thần bán thánh như thế. Họ hứa hẹn với tín đồ có cõi Cực lạc, có địa ngục, nếu ai muốn ông bà cha mẹ hay những người thân quá cố được về Cực lạc ra khỏi địa ngục, thì phải cúng tế, cầu nguyện: Cầu siêu, bạc độ, giải oan, giải nghiệp, đoạn nghiệp, rước hồn, rước vong, trai tăng, chẩn tế v.v...nhất là những  gia đình nào có người chết “bất đắc kỳ tử”, cái chết không an toàn, như bị tai nạn xe cộ, chết nước, chết treo, chết bị hỏa hoạn, chết ngoài đường v.v.là cơ hội để cho những tên chuyên nghiệp vẽ ra cho tín đồ phải cúng kiến, phải giải nghiệp, đoạn nghiệp, rước hồn, giải oan v.v... Rồi đặt giá cả cho từng viên cúng. Không biết người chết có siêu hay không, chứ tín đồ lo đuối sức tốn kém tiền của.
  Thử hỏi, các việc cúng tế cầu nguyện giải oan đoạn nghiệp nầy, ai bảo đảm cho người chết  sẽ được siêu.??  Nếu được siêu do cúng tế cầu nguyện thì Phật nói Luật nhân quả  làm gì?  Và những người đứng chủ đàn cúng tế cầu nguyện họ có quyền năng nào, quyền lực gì, đạo lực như thế nào mà có thể giải oan giải nghiệp cho các vong linh?  Thời đại ngày nay trong Phật giáo phần đông cả tín đồ lẫn Tăng sĩ 90% là có xu hướng cúng tế cầu nguyện hơn là chuyên về tu tập để cầu giải thoát và giác ngộ. Họ biến Đức Phật và các vị Bồ tát thành những vị thần linh ban phước trừ họa, là đối tượng cầu nguyện cứu rỗi hơn là trở về với tự lực của tự tánh chính mình.  Ngày xưa đức Phật đã không tán thành cách tu tập của giới tu sĩ Bà La môn là chỉ chuyên cúng tế và cầu nguyện gọi là tu tập. Ngày nay phần lớn Tăng sĩ của Đức Phật lại đi con đường của Ba La môn giáo đã làm. Đức Phật không tán thành không đồng thuận đời sống tu sĩ bà la môn, nếu đệ tử của Phật đi theo lối mòn của Bà la môn giáo chỉ chuyên cúng tế cầu nguyện thì Phật giáo chỉ là tôn giáo của Bà la môn được cải biên mà thôi./.
{]{
Các câu nói về sự đoàn kết:
-  Lá lành đùm lá rách
-  Chị ngả em nâng
-  Đông tay vỗ nên kêu
-  Một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại thành hòn núi cao.
-  Một cây đũa bẻ gảy, ba cây bẻ không gảy
-  Non xanh là bởi nhiều cây,Thành công là bởi chung tay nhiều người.
                {]{
Trong kinh Phật nói: “Vạn pháp giai không” nhưng nên nhớ rằng “Nhân quả thì bất không”. Đối với các bậc thánh, mọi sự mọi vật không thật có đều do duyên sanh và  nhân quả đều không, nhưng đối với kẻ phàm phu thì nhân quả rõ ràng không sai chạy đi đâu, không trước thì sau, không lâu thì ngắn. Gây nhân thì hưởng quả. Gây nhân lành hưởng quả lành, gây nhân ác hưởng quả ác. Nhưng nhân quả quá rộng lớn và vi tế với trí tuệ phàm phu con người còn đam mê ngũ trần lục dục không thể hiểu hết phạm trù nhân quả, nên không mấy người tin, không mấy người hiểu. Cho nên cứ thế làm càng làm bậy lại cho mình là đúng, rồi sanh ra bỉ thử làm khổ cho mình và cho người. Đó là cái nhân sanh tử luân hồi bất tận./.
{]{

XU HƯỚNG THA LỰC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét