CHUYỆN BỰC MÌNH
Sư Viên Minh
Đời sống trong
thiền viện không phải luôn luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Thỉnh thoảng
cũng có vài chuyện bất hòa. Có hai thiền sinh nọ, bất đồng ý kiến về cách thể
hiện kỷ luật. Một người thích nghiêm minh, một người thì ưa phóng khoáng. Họ thường tranh luận với
nhau không ai chịu nhịn, vì vậy hay gây bực mình cho các thiền sinh khác.
Trình với Sư để xin hòa giải thì Sư chỉ cười không nói
gì, khiến họ càng bực mình thêm. Cuối
cùng Sư nói:
Hai chú ấy
bất hòa đâu phải cốt để các anh bực
mình. Còn đã bực mình thì chính các anh cũng đã bất hòa rồi nói gì đến hòa giải
ai được.
Lời góp ý:
Chuyện bực
mình không xảy ra bên ngoài mà khởi lên trong tâm người bực mình. Chuyện xảy ra
bên ngoài chỉ là duyên, phản ứng khởi lên bên trong mới là nhân phiền não.
Duyên là phụ, nhân mới là chính. Nhưng khổ thay, vì người ta cứ nhìn ra bên
ngoài nên duyên trở thành chính. Còn nhân gây ra bao khổ não lại chẳng mấy khi
thấy được.
Người ta có
khuynh hướng giải quyết điều kiện bên ngoài, ít ai quan tâm giải quyết tận
nguồn nội tại.
Bên ngoài là
duyên nên cứ tùy duyên mà thuận. Thuận không phải là chạy theo, mà chỉ cần
không chống trái, không thủ xả.
Đức Phật dạy: “ Như núi đá kiên cố không bị gió
lay, những lời khen chê không bị lay động bậc Đại Trí ”.
Kinh Mangala
Sutta cũng dạy:
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động
không sầu
Tự tại và vô
nhiễm
Là phúc lành
cao thượng
Kiên cố không
lay động không phải là cố chấp hay đã có chủ trương khăng khăng nhất định.
Chính vì có chủ trương nên hai thiền sinh mới bất đồng ý kiến. Chính vì có chủ
trương nên hai chú tiểu cứ mãi cải nhau về phướng động hay gió động. Ngài Huệ
Năng nói: “Tâm các ông động”. Đó chính là “Trực chỉ chân tâm kiến tánh thành
Phật” vậy./.
( Trích Văn Hóa Hương Pháp Tập 14- chùa Hoằng Pháp –
2017)
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét