Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

ĐẠO PHẬT


ĐẠO PHẬT 
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Sự giác ngộ là điểm trung tâm của các vấn đề khi tìm hiểu về đời sống tôn giáo của đạo Phật. Tuy nhiên ngày nay,  trên thực tế, nền tín ngưỡng Phật giáo ở nước ta đã bị pha trộn với các hình thức tín ngưỡng dân gian, nên đối với giới bình dân, dường như vấn đề kinh nghiệm chứng ngộ không được bàn đến trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật. Và khi mà kinh nghiệm chứng ngộ bị đẫy ra khỏi đời sống Phật giáo, thì mọi cái còn lại của nó chỉ là biểu tượng khô cứng. Vì lẽ, cái biểu tượng thì không phải là cái được biểu tượng, như chim bồ câu trắng là biểu tượng của hòa bình, nhưng hòa bình không phải là chim Bồ câu trắng. Như thế một tôn giáo sẽ hưng thịnh thật sự khi có những thành viên chứng ngộ chứ không phải là tôn giáo có số đông thành viên không chứng ngộ.  Song như đã trình bày, đặc điểm của  sự chứng ngộ là giải cấu trúc, là sự phá tan mọi hiệp ước nhân gian, do đó sẽ không có bất kỳ một định thức nào có thể định nghĩa hay giải minh về sự chứng ngộ khi mà tự thân chưa đạt đến sự chứng ngộ, từ đó, con người trở về thời xa xưa và niềm tin lơ lững đã biến đạo Phật thành một tôn giáo mà mục tiêu lý tưởng của nó thì nằm ở bên kia thế giới.
                                        {]{
 Phật giáo không phải là tín ngưỡng suông hay quy tắc thần khải do quyền lực thiêng liêng khai sáng và chỉ đạo hoặc lòng kinh sợ một cái gì u huyền mình không biết, mà Phật giáo là giáo huấn đưa con người đi đến giác ngộ bằng con đường  thực nghiệm nội chứng tự thân.
{]{
Bồ câu trắng là biểu tượng của hòa bình, vậy Bồ câu trắng chẳng phải là hòa bình và hòa bình cũng chẳng phải là Bồ câu trắng.
{]{
Kinh Chánh Kiến (Trung Bộ)  Đức Phật dạy: “Khi một vị Thánh đệ tử biết được bất thiện và biết được căn bản của bất thiện, biết được thiện và căn bản của thiện. Này chư hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này”.
Phật dạy (Tiểu bộ) rằng:  “Này Bhaggva  Như Lai không tuyên bố bất cứ ai đạt đến cảnh giới giải thoát thanh tịnh thì thấy thế giới là bất tịnh, điều mà Như Lai tuyên bố là bất luận khi nào, một người chứng đắc cảnh giới thanh tịnh thì người ấy thấy rằng thế giới là thanh tịnh ”
{]{

ĐẠO PHẬT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét