Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

HAI THỨ HẠNH PHÚC


HAI THỨ HẠNH PHÚC

a/- Hạnh phúc tương đối: Nếu bạn phát triển hạnh phúc tinh thần cao hơn bằng cách tu tập thiền định thì bạn sẽ có sự an lạc tuyệt vời. Phật dạy: “ Có người có thể không bị bệnh về thể xác trong một năm hay có thể trăm năm, nhưng thật hiếm có người không bị bệnh về tinh thần, dù chỉ trong một phút”. Những tâm lý được coi là bệnh của tinh thần gồm có trạng thái tâm lý, thường gọi là năm triền cái: Tham lam, sân hận, hôn trầm, dao động, và hối hận, hoài nghi, do dự. Khi năm loại tâm lý này có mặt nó sẽ trói buộc và ngăn che tâm trí bạn, loại trừ nó thì tinh thần sẽ sáng tỏ, thanh tịnh và an lạc, như mặt trăng thoát khỏi mây mù, các trạng thái hạnh phúc tinh thần này được gọi là  Tứ thiền.
b/ Hạnh phúc  tuyệt đối: Trên nền tảng hạnh phúc tinh thần, bạn phát triển tuệ quán hướng tâm đến đoạn trừ toàn bộ phiền não vi tế thâm sâu, bạn có thể đạt  hạnh phúc  tuyệt đối tối thượng là Niết bàn ( Diệt đế chính là Niết bàn ). Niết bàn là sự thanh tịnh là hạnh phúc tuyệt đối. Đức Phật dạy: “ Vô bệnh lợi tối thắng, Niết bàn lạc tối thắng ”.
   Niết bần còn được diễn tả bằng nhiều danh từ khác nhau tiêu biểu như: vô sanh giải thoát, vô vi vô lậu, đáo bỉ ngạn, tịch tịnh, chân như, thực tướng, pháp thân… Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Đây là trạng thái an lạc, hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý đã vắng mặt tham sân si.
  Chúng ta thường quán niệm Niết bàn, như là một cảnh giới, một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người, như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác, đó là một sai lầm lớn. Niết bàn vượt thoát ngoài mọi khái niệm đối đãi về thế gian không gian, có không, lớn nhỏ v.v..  Dù vậy Niết bàn không phải là hư vô, mà là một thực tại thanh tịnh siêu việt, không nằm trong phạm vi phân biệt của ý thức, hay nói cách khác, không thể nhận thức được Niết bàn khi đang còn tham, sân, si.
 Niết bàn không phải là một nơi chốn nào, khác biệc với thế gian, một cảnh giới nào mà người ta có thể tìm đến. Niết bàn chính là ở đây. Đức Phật và các vị Bồ tát, A La Hán đã đạt Niết bàn ngay trong đời sống nầy. Điều đó có nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn là không còn tạo nghiệp và không còn tái sanh./.
{]{
BA LỜI KHUYÊN: về cách thực tập “Thiền tại nơi làm việc” trong đời sống của mình.
1/ Phải xem mọi người như là Phật ( kính trọng và yêu thương )
2/ Nghe mọi thứ như nghe pháp (pháp là lời dạy của Phật )
3/ Phải xem mọi nơi đều là Niết bàn. Niết bàn ở đây có nghĩa là một nơi giác ngộ, một nơi đem lại sự sáng suốt yên bình thỏa mái
{]{

HAI THỨ HẠNH PHÚC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét