Công phu tu tập
siêng năng chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang trí tuệ nữa. Cái bản ngã mà ta tưởng đã diệt được nó qua
công phu tu hành thực sự vẫn còn rất mạnh, và chỉ khi thực sự kinh nghiệm được
tính Không, kẻ tu hành mới có thể bước vào thế giới bao la rộng rãi của cảnh
giới bất khả tư nghị. Phải giác ngộ rồi mới hiểu được chứ không thể dùng lý
luận thông thường khi chưa nắm rõ để giải thích.
{—]–{
Các phương pháp thiền định tuy cũng cao siêu, cũng
giúp hành giả lên được cảnh giới cõi trời, nhưng vì cái “ngã” còn đó, nên dù
tiểu ngã hay đại ngã thì vẫn cứ còn những chướng ngại ràng buộc, khiến người tu
không sao vượt lên cao hơn nữa. Tuy trụ ở các cảnh trời hưởng phước một thời
gian, khi các phước báu này tiêu tan thì họ sa đọa trở lại vào vòng luân hồi
sanh tử. Một người tu khi đã đến sát bờ
phải biết dùng trí tuệ để vượt lên vượt qua, chiến thắng mọi trở ngại
cuối cùng để qua đến bờ bên kia. Vì nếu không thì họ vẫn chỉ chơi vơi giữa
dòng, lúc chìm đắm, khi nổi trôi chứ không sao đạt được đến thực tại cuối cùng.
{—]–{
Nếu không cố gắng đạt được mục đích là giải thoát khổ
thì những nghi thức chỉ là sợi dây trói buộc. Lời chỉ dạy của Phật chỉ là những
âm thanh trống rỗng. Hãy tập trung nổ lực để suy gẫm, quán tưởng về việc giải
thoát, đừng lo lắng về nơi ăn chốn ở. Vì nó chỉ là ràng buộc. Đừng quan tâm đến
chứng đắc, vì nó chỉ là ảo tưởng, chỉ khi nào bước vào cuộc đời làm mọi việc mà
không thấy mình đang làm, không thấy có chúng sanh được cứu độ, không thấy mình
và chúng sanh có sự khác biệt thì đó mới là vô ngã. Nếu con không bị vướng mắc,
không để bị mong cầu sở đắc một điều gì thì con sẽ hiểu được lời ta nói “ vào
đời nhưng không rời tự tánh, nhập thế mà không rời Niết bàn”
Lời khai thị: HT Tomo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét