CÁC TÔN GIÁO CÓ BA PHẦN CHÍNH
a/ Phần thần thoại, b/ Phần triết lý c/ phần nghi lễ.
1/ Phần thần thoại : kể lại những phép lạ của đấng khi
sinh ra đạo.
2/ Phần triết lý: giải thích nguyên tắc của đạo, mục
đích và đường lối đạt tới đạo.
3/ Phần nghi lễ: gồm các thủ tục như đi nhà thờ,hay đi
chùa, cầu kinh, lễ bái, dâng hương v.v.. phần nghi lễ đúng ra là một phương
tiện sử dụng ngũ giác quan để giúp cho con người hiểu cái tế nhị hơn, cái cao
siêu hơn của đạo, nhìn vào hình ảnh chùa hay hình ảnh Phật là để tưởng niệm đến
các đức tính cao cả các Ngài mà noi theo. Nghe giảng hay nghe thuyết pháp là để
lãnh hội giáo lý cao siêu của Ngài. Nhưng phần nghi lễ lâu ngày bị hiểu sai
lạc, nên việc đi chùa đi nhà thờ, đi lễ Phật trở thành một thói quen, hay là
một cái “Mốt”. Từ nhỏ đến lớn cứ đi nhà
thờ, đi chùa lễ Phật mà rốt cuộc người ta cũng không thấy tiến bộ hơn chút nào
về mặt tinh thần. Lúc nhỏ đọc kinh, lúc già cũng vẫn đọc kinh, và những câu
kinh lại là những tiếng vang đạp vào tai rồi đi mất, không để lại dấu vết gì.
Nghi lễ giúp
ta theo đạo, nên sống theo đạo là cái chính, mà nghi lễ là phần phụ. Khi ngược đồng
thời gian để tìm hiểu tôn giáo thì ta thấy rằng các tôn giáo đều có mục đích
truyền lại kinh nghiệm của các đấng khai sinh ra đạo.
a/ Đức chúa Giê-Su nói rằng: “Ngài đã trông thấy
Thượng đế, các môn đồ Ngài nói rằng, đã cảm thấy Thượng đế ”.
b/ Đức Phật thì có kinh nghiệm về sự thật, đã trông
thấy và tiếp xúc với sự thật.
{—]–{
Trở nên một Phật tử không phải là một nhãn hiệu để
dáng lên người, nhưng là một lối sống.
Vấn đề không
phải là trở nên một Phật tử, nhưng là sự
“khám phá” ra chính mình và sống thực với mình. Tất cả những gì không thực đều phải loại bỏ đi.
{—]–{
Trong đời có 4 việc người chẳng hay làm. Làm được
phước chẳng suy nghèo. Sao gọi 4:
1/ Tuổi nhỏ có sức mạnh, cẩn thận chớ kiêu mạn.
2/ Tuổi già tinh cần chớ có tham dục.
3/Có của cải phải nghĩ đến việc bố thí
4/Đến thầy học hỏi phải nghe lời chân chính.
Lấy thành công làm an ủi, lấy cạnh tranh làm phương
pháp xứ thế, nhưng càng bám víu vào những thứ này càng thấy bất an hơn bao giờ
hết. Đời sống không còn là một cái gần gũi,
thân mật nữa mà lại một sự đe dọa ghe gớm.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét