SANH-BIẾN-HÓA-DIỆT TỪ MỘT TƯ TƯỞNG ÁC & THIỆN
Có hai loại
khởi niệm, niệm ác và niệm thiện
Tưởng niệm ác:
Nếu khởi niệm ác:
Người vừa móng khởi một tưởng niệm tham, các thứ tư tưởng tính toán phát
sanh để sắp xếp công việc, vả lại việc làm nào tránh sao khỏi gặp trở ngại.
Muốn vượt qua những trở ngại là phải mưu mô, hoặc lường gạt xảo trá. Thấy người
được còn mình chưa được là các tư tưởng ganh ghét, tranh đoạt đua nhau nổi lên.
Bèn có kẻ nghịch chận việc làm tham của
mình, là sẽ nẩy nở những tư tưởng thù oán ghét hại. Người sẽ buồn chán thất
vọng, khi công việc phải thất bại. Ấy là những tư tưởng ác tiếp nối nhau mà
SANH do gốc của một tưởng niệm ác.
Vì có tham nên phải lo lường, vì có tính toán nên phải
so sánh, vì có xảo trá nên hay bị rối loạn. Vì có ganh ghét nên không được an
ổn. Vì có oán thù nên hay nghi sợ. Vì có buồn chán thất vọng nên phải sầu khổ.
Ấy là những tư tưởng ác tiếp nối nhau mà HÓA do gốc tưởng niệm ác.
Vì có tham và lo lường nên người biến thành ích kỷ. Vì
có thính toán và so sánh, nên người biến thành hơn thua nhỏ mọn từ chút. Vì xảo
trá và rối loạn nên người biến thành mê tối. Vì có oán thù giết hại và nghi sợ,
nên người biến thanh hung hăng và bạo tợn. Vì có buồn chán thất vọng nên người
biến thành bi quan. Ấy là những tư tưởng ác tiếp nối nhau mà BIẾN do gốc một tư
tưởng ác.
Người chất chứa những tư tưởng tham lam, lo lường, ích
kỷ, tính toán, so sánh, hơn thua, nhỏ mọn, xảo trá, lường gạt, oán thù, giết
hại, nghi sợ, dữ tợn, hung hăng, buồn chán, thất vọng, sầu khổ, bi quan v.v nên
phải bị mất hết các tư tưởng kiên nhẫn, từ bi, hỷ xả, trung hiếu, tiết nghĩa,
an lạc, thanh tịnh v.v... Ấy là tư tưởng ác nối tiếp nhay mà DIỆT tư tưởng lành,
do gốc một tư tưởng ác
Tưởng niệm
lành: Ngược lại với tư tưởng ác là
niệm tưởng lành. Sơ lược sự sanh hóa biến diệt của một tư tưởng lành:
Một tưởng niệm thương người vừa sanh khởi trong tâm.
Kế đó là những tư tưởng tưởng tính toán các phương tiện giúp đỡ kẻ khổ. Gặp
người bị nạn là sẽ nẩy nở các tư tưởng hy sinh. Trông người bị hại là sẽ hiện
ra tư tưởng thương xót. Thấy người buồn khổ là khởi ra tư tưởng muốn an ủi.
Nhận được sự lầm lạc của người, là khởi tư tưởng tha thứ. Ấy là tư tưởng thiện
nối tiếp nhau mà SANH do gốc một tưởng niệm lành.
Vì thương người nên muốn làm lợi ích cho người. Vì
tính toán giúp đỡ người bằng lòng chịu thiệt thòi. Vì muốn hy sinh nên không kể
tài sản và sức khỏe mạng sống. Vì thương
xót khổ quả của kẻ khác nên hay nhẫn
nhục. Vì muốn đem người vào đường lành nên cố gắng tu hành để có trí tuệ. Ấy là
tư tưởng thiện nối tiếp nhau mà HÓA do gốc một tưởng niệm thiện.
Thương và hay giúp đỡ kẻ khác biến người thành hiền
lương và năng bố thí. Tư tưởng hy sinh biến người thành có chí lớn và can đảm.
Tư tưởng thương kẻ bị khổ, biến người thành từ bi. Tư tưởng muốn làm an vui cho
kẻ khác biến người thành có chí kiên nhẫn. Ấy là tư tưởng thiện nối tiếp nhau
mà BIẾN do gốc một tưởng niệm lành.
Người có tư tưởng thương xót, giúp đỡ an ủi, từ bi, bố
thí, cam đảm, kiên nhẫn v. v là sẽ không còn
các thứ tư tưởng tham lam, nóng giận, oán thù, ganh ghét, giết hại, mến
tiếc v.v ấy là tư tưởng thiện nối tiếp
nhau mà DIỆT tư tưởng ác do gốc một tưởng niệm lành..
Một tưởng niệm danh hiệu Phật hay danh hiệu Quán Thế
Âm Bồ tát đem vào tâm, là tự nhiện sẽ sanh được vô lượng các thứ tư tưởng đạo
đức về Phật đạo. Danh hiệu Phật hay danh hiệu Quan Thế Âm Bồ tát được niệm mãi,
tư tưởng đạo đức vì đó mà càng ngày càng lớn mạnh thêm. Chúng nó thúc đẩy người
tu làm được những việc khó làm, hy sinh được những việc khó hy sinh. Nhơn lành
sẽ lớn lao, Quả sẽ thật tốt đẹp và cứu cánh rốt ráo là Phật quả.
Tư tưởng đạo đức trong tâm mình, không phải tự nhiên
mà sanh được, phải có nguyên nhân nào !
Ấy là nguyên nhân của một tưởng niệm danh hiệu Phật hay danh hiệu Quan
Thế Âm Bồ tát. Lại nữa tư tưởng đạo đức
về Đại thừa Phật pháp ở nơi tâm mình, không phải tự nhiên mà sanh được, phải có
một nguyên nhân nào. Ấy là nguyên nhân của một tưởng niệm danh hiệu Phật hay
danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, danh hiệu của một Đại thừa Phật pháp./.
{—]–{
Kinh Niết bàn
nói: “ Biết đủ là giàu bậc nhất, không bệnh tật là quý bậc nhất, bạn tốt là
người thân bậc nhất, Niết bàn là vui bậc
nhất”.
{—]–{
4 điều khi niệm Phật:
1/ Niệm Phật với tâm khẩn thiết
2/ Niệm Phật với tâm hoan hỷ.
3/ Niệm Phật dùng tâm không hư: không ta, không người,
không cảnh, niệm thuần thục để quên đi cái tâm của ta đang trì niệm, nhất định
có thể thấy Phật.
4/ Dùng tâm niệm thực tại, niệm rõ ràng A Di Đà Phật,
trong vũ trụ có ta, trong A Di Đà Phật có ta, ta với A Di Đà Phật tuy hai mà
một, tuy một mà hai.
{—]–{
Phàm phu ăn bằng 4 cách: 4 loại thức ăn của phàm phu: 1/ Đoàn thực: ăn
nhai từng miến 2/ Xúc thực: chạm xúc, tiếp xúc với nhau. 3/ Thức thực: Thưởng
thức bằng ý thức, bằng sự nhận thức, 4/ Tư niệm thực: bằng sự suy tư nhớ nghĩ.
5 loại thức ăn
của bậc thánh: a/ Thiền duyệt thực (
thiền thực ) b/ Nguyện thực c/ Niệm thực
d/ Giải thoát thực g/ Hỷ thực
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét