TÌNH CỜ KHAI NGỘ KHI NGHE HAI CÂU THƠ
Thiền sư Khắc Cần, nhân tình cờ nghe hai câu
Diễm thơ (thơ luyến ái ) mà khi ngộ, hai câu thơ đó do ngài Ngũ Tổ Pháp Diễn
ngâm cho một thí chủ Tào sứ họ Trần nghe, hai câu thơ như sau:
Tần
hô Tiểu Ngọc nguyên Vô Sự
Chỉ vị Đàn lang nhận đắc thanh
Dịch: Réo
gọi con hầu, gọi vẫn vơ
Mong chàng nghe biết thiếp đang chờ
Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự. Tiểu Ngọc là
tên hầu gái của Tiểu thơ. Cô chủ đã mấy lần kêu gọi tên đứa hầu gái, nhưng thật
ra không phải để sai bảo việc gì, mục đích chỉ muốn lên tiếng để cho người tình
của nàng nghe thấy mà biết nàng có đó đang đợi chàng. “ chỉ vị Đàn lang nhận
đắc thanh”. Đối với vị thí chủ Tào Sứ họ Trần đó chỉ là câu thơ diễm tình vậy
thôi, trái lại sư Khắc Cần vừa nghe xong liền hoát ngộ? A té ra mới “nghi tình”.
Cái gì là bản lai diện mục của mình, mà sư ôm mãi trong lòng bấy lâu nay chợt
bùng vở qua hai câu thơ… “Tần hô Tiều
Ngọc nguyên vô sự, chỉ vị Đàn lang nhận
đắc thanh”. Ngài đã nhận được tiếng gọi
của “Ông chủ” của mình, không phải ở đâu ngoài, mà chính ở trong ta, như
nàng vẫn có đó đang đợi. Tiếng gọi
“Nguyên vô sự” đó đã làm thức tĩnh sư Khắc Cần. Bởi vì tiếng hô gọi Tiểu
Ngọc đó nguyên từ thâm tâm nàng mong chàng nhận biết là nàng đang có mặt. Cái
bản lai diện mục nó hằng ở trong ta, như ngài Động Sơn lội nước thấy bóng mình
trong nước chợt ngộ “Ngã kim độc tự vãng, xứ xứ đắc phùng cừ”. Một mình một
bóng bước đi, đâu đâu cũng gặp hắn ( bản lai diện mục ) “ Cừ kim chánh thị ngã,
ngã kim bất thị cừ”. Nay hắn chính là ta ( Ta và tự tánh cùng một thể ), nay ta
không là hắn, bởi ta còn chịu sự hạn cuộc của hình thể, vẫn còn bị ràng buộc
của cái Ngã.Nên nó vẫn ở trong ta, nó yên lặng ra vào trong ta nhưng ta không
biết nó thôi.
1- Thân
không : Tứ đại giả hợp
2- Tâm không
: Bất sanh bất diệt
3- Tánh không
: Bổn lai thanh tịnh
4- Pháp không
: Phương tiện bất định.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét