BÁT CHÁNH ĐẠO
ĐẠO: là con đường là phương
pháp thực hiện để đạt được an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh
phúc tuyệt đối Niết bàn. Như vậy toàn bộ giáo lý mà đức Phật đã dạy đều là Đạo
đế, Tổng quát và căn bản có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo. Đức Phật
dạy, này các thầy Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các
con hãy khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi, để chánh pháp được
trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng
thương tưởng cho đời, vì lợi ích vì hạnh phúc vì an lạc cho chư thiên và loài
người. Đó là 4 niệm xứ, 4 Chánh cần, 4 Thần túc, 5 Căn, 5 Lực, 7 Bồ đề phần, 8
Chánh đạo. Trong 37 pháp thì 8 Thánh đạo được coi là tiêu biểu và căn bản nhất
của Đạo đế. Tám Thánh đạo còn gọi là 8 Chánh đạo là con đường chân chánh có 8
chi phần:
1/ Chánh Kiến: Thấy và hiểu đúng đắn, nghĩa là
nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện cái nào là ác. Nhận
biết đúng về bản chất của sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sanh. Nhận thức rõ
bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ sự diệt khổ và con đường đưa đến hết khổ.
2/ Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là
đừng để đầu óc của mình nghĩ ngợi những vấn đề bất thiện như tham dục, tức tối,
giận hờn, bạo động, hãm hại…dẫn tư duy của mình hướng về tâm cao thượng, như tư
duy về sự buông xả, sự giải thoát, về thương yêu giúp đỡ chúng sanh, về sự bất
bạo động, nhẫn nhục, trầm tỉnh…
3/ Chánh ngữ: Ngôn ngữ đúng đắn, nghĩa là
không nói những lời lẽ đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nói những
lời lẽ đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết, hòa hợp thương yêu và lợi ích.
4/ Chánh nghiệp: hành vi đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, hành
dâm phi pháp. Thực hành sự thương yêu cứu giúp, không ham muốn thú vui bất
thiện.
5/ Chánh mạng: Đời sống đúng đắn, nghĩa là
phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng nghề phi pháp, ác
độc gian xảo.
6/ Chánh tinh tấn: Nổ lực đúng đắn, nghĩa là nổ lực đoạn trừ điều ác, nổ lực thực
hành điều thiện.
7/ Chánh niệm: Nhớ nghĩ đúng đắn, nghĩa là
đừng nghĩ các pháp bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chánh dắt dẫn mình
đi lang thang, an trụ tâm ý vào thiện pháp, không quên thiện pháp.
8/ Chánh định: Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn,
tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức
một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác.
Mối quan hệ giữa các chi phần Bát Chánh Đạo
là không thể phân ly, chi phần này có trong chi phần kia, cái kia hỗ trợ cho
cái này. Bát Chánh Đạo có thể chia làm ba bậc, đó là Giới, Định, Tuệ. Giới là
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng.
Định là: Chánh tinh tấn, chánh niệm, Chánh Định. Huệ là: Chánh kiến, chánh tư duy.
Xác định của Bát Chánh Đạo là con đường đưa
đến giải thoát. Đức Phật dạy. Trong pháp luật nào không có Bát Chánh Đạo thì ở
đấy không có Tứ quả Sa môn.
Con đường tu tập của Đạo đế là con đường nổ
lực tự thân của mỗi hành giả Phật tử, con đường ấy vừa thực tiễn vừa có hiệu
quả ngay trong đời sống này.
{{{
Tóm tắt Tứ Đế nằm trong Bát Chánh Đạo là: Sự
hiện diện khổ đau và nguyên nhân tạo thành khổ đau. Niềm an vui khi đổ đau đã
diệt và con đường dẫn đến an lạc.
{{{
Đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo.
Niềm vui khi cuộc sống hạnh phúc dây đủ
và con đường đạt đến niềm vui.
Phật dạy: Đây là Khổ cần phải Biết. Đây là
Tập cần phải Đoạn. Đây là Diệt cần phải Chứng. Đây là Đạo cần phải Tu
{{{
Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã nói rằng: “ Như
người mù từ lúc sanh, không thể thấy sắc. Cũng thế, phiền não làm cho các chúng sanh tăm tối,
không thấy được pháp. Như người có mắt, mà không có ánh sáng bên ngoài, cũng
không thể thấy được sắc, dù có trí tuệ mà không có thiện tri thức, thì không
thể thấy được pháp”
{{{
Giác ngộ chân lý như người nếm mật, còn chấp
nhận chân lý mà không hiểu thì cũng như người dùng cái thìa hứng mật, múc mật
mà không nếm mật
{{{
Kinh Pháp Hoa có câu: Người nào không hy sinh
được một chút trong thân thể để cúng dường Tam bảo mà nói “ Thượng cầu Phật trí hạ hóa chúng sanh là
điều khó tin vậy”.
{{{
Người ta có thể tha thứ cho một kẻ mắng chửi
mình, nhưng người ta sẽ không tha thứ cho một đứa ngu dốt làm thầy mình lên mặt
trước mọi người.
Vậy nên,
nếu không có tâm Bồ đề và đức độ, không có hùng lực và từ bi, không có
phương tiện trí, không biết uyển chuyển
và cương nhu chỗ nào, thì không xứng đáng làm người diễn thuyết chánh pháp
trước đại chúng thật tâm quy hướng Phật pháp, khát khao tu học với tinh thần
sâu sắc của họ.
{{{
Có ba con đường trên vấn đề tu học tiến đến mục
đích thành tựu viên mãn.
a/ Tu hành trước xây dựng
Phật quốc sau.
b/ Xây dựng Phật quốc trước
tu hành sau.
c/ Cùng một lúc xây dựng con
người và Phật quốc.
{{{
Vật chất càng nhiều thì khổ não càng lớn.
Trong thực tế người xấu nhiều hơn người tốt, người giàu ít người nghèo nhiều,
người dữ nhiều hơn người hiền.
{{{
Đức Phật Thích
Ca lo tu đắc đạo trước kiến tạo Phật quốc sau. Còn Ngài Di Lặc lo kiến
tạo Phật quốc trước và tu hành đắc đạo sau. Nếu ta không tu làm được chín việc
nhưng chỉ sai một việc thì sự nghiệp cũng trở nên thành mây khói. Vì chưa đắc
đạo, nhìn không chính xác, việc sai lầm trở nên mất trắng.
{—]–{
Khởi điểm của Phật giáo và Mác Xít giống nhau
ở chỗ nhận thức về sự có mặt của những khổ đau
trong cuộc đời. Nhưng động cơ thúc đẩy hành động của hai bên thì khác
nhau.
Bên Phật giáo thì động cơ là xót thương ( Từ bi ). Còn bên Mát Xít thì
động cơ là căm thù.
{—]–{
Người Phật tử chính mình phải cố gắng sống
đúng lý tưởng một người tại gia, nghĩa là duy nhất với Tam quy, kiên chí trong
5 giới.
{{{
Cố ý trồng hoa, hoa chẳng nở
Vô tâm cắm liễu, liễu xanh
tươi
{{{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét