CUNG KÍNH
Cung là lễ phép
với người, Kính là trọng lời dạy của người, ấy gọi là cung kính. Người đời
không có cung kính thì không có lễ độ. Lễ độ thiếu thì luân thường ắt rối loạn.
Hai chữ CUNG KÍNH là cái chìa khóa rất
lớn trên thế gian, an nhân tâm, chẳng
nên có khoảnh khắc lơi lỏng. Chúng ta phải gắng sức thực hành hai chữ CUNG
KÍNH, chẳng nên bỏ qua. Sao vậy? Người xưa nói:
“ chúng sanh khắp mười phương đều là cha mẹ quá khứ của ta, cũng là chư Phật vị
lai, ta lại là cha mẹ quá khứ của họ, là chư Phật vị lai của họ”. Người
biết được cái lý làm cha mẹ lẫn nhau,
làm chư Phật lẫn nhau thì thế giới này thành thế giới Phật, đâu có kiếp nạn
chiến tranh, nước lửa xoay vần, lại đâu có tội lớn sát sanh, trộm cướp, dâm
dục, vọng ngữ để tạo. Nếu ai cũng nhận định mọi chúng sanh đều là cha mẹ của
ta,đều là chư Phật vị lai thì đời nào mà chẳng thiện, người nào chẳng tốt.
Chúng ta là
người học hạnh Bồ tát, cần phải học gương của Đức Thích Ca lúc ở nhân địa làm
Bồ tát Thường Bất Khinh, thấy người đang bắn chim ngài lễ bái nói: “Tôi chẳng
dám khinh ông, ông sẽ thành Phật” Chữ Phật ngài nói rất to tiếng. Người săn bắn
thấy Ngài (Thường Bất Khinh ) lạy mình,
khẩu súng bắn chẳng trúng đích, giận thấu xương tủy, xua đuổi vị Bồ tát này. Con chim nghe tiếng súng bay đi mất, như vậy
cứu được hai mạng. Vì sao? Người săn bắn nghe được tiếng Phật thì huệ mạng được
cứu, con chim nghe tiếng súng bay đi chỗ khác thì thân mạng được cứu. Lại gặp
có nhiều người đánh lộn, Bồ tát liền nhảy đến ôm nói: “ xin các ông hãy đánh
tôi” những người đánh lộn nghe nói như thế bèn giải tán. Nếu có người đánh
Ngài, Ngài dập đầu lạy nói; “Tôi chẳng dám khinh ông, ông sẽ thành Phật” Nếu có
người dùng đá ném Ngài, Ngài cũng nói: Tôi chẳng dám khinh các ngài, các ngài
sẽ thành Phật. Người khắp thế gian học được hạnh của vị Bồ tát này thì đạo cung
kính thông đạt vậy./
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét