Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

KHINH CÔNG VÀ NHIỆT CÔNG


KHINH CÔNG VÀ NHIỆT CÔNG

 Những hành giả tu tập cũng như những thổ dân của vùng đất nước Tây Tạng. Do địa hình hiểm trở không xe cộ nào đi được, đường sá gập ghềnh, sự đi lại không tiện nghi như người ở đồng bằng các xứ sở khác. Nên họ luyện phương pháp “khinh công” để di chuyển mau lẹ hơn. Nếu đi bộ hoặc đi ngựa phải tốn 5 ngày nữa tháng họ dùng thuật “khinh công” đi trong một buổi hoặc vài giờ, có thể tốc độ tương đương với tàu và xe cộ. Nhìn bình thường thấy họ đi nhưng thực ra họ bay trên khỏi mặt đất nên gọi là khinh công. Tức họ dùng nội công của họ đi bằng ý chí nghị lực chứ không phải đi bằng sức lực của cơ thể. Điều này ta có thể thấy trong câu chuyện Chàng Vô Não chạy theo Phật mà không kịp, trong khi Đức Phật thong thả từng bước mà Vô Não chạy theo hết sức mà không đuổi kịp.
  Nhiệt công: Những vị tu tập tại các vùng lạnh giá, họ dùng định lực trong cơ thể họ phát ra một nhiệt lượng làm ấm cơ thể. Mặc dù thời tiết bên ngoài có đóng băng nhưng cơ thể họ vẫn bình thường không bị thời tiết lạnh ảnh hưởng đến thân họ, nên gọi là Nhiệt công. Những người tu tập có định lực cao, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, cây đè không chết, xe đè không nát, đạn bắn không lủng, dao đâm không lún v.v...Chúng ta thường thấy các nhà khí công đã từng biểu diễn trên các mạng thông tin. Đó là các cách tu luyện bình thường mà người phàm phu có thể làm được. Còn nói đến sự diệu dụng siêu việt của các bậc tu chứng thì con người  bình thường không thể so  sánh. Những phép khinh công, khí công, nhiệt công nếu đem khoa học để so sánh và kiểm chứng họ cũng mù tịt không thể đo lường và kiểm chứng được. Nên sức mạnh tâm linh chỉ có tâm linh mới thông hiểu còn sức và trí của con người phàm và khoa học không thể hiểu nổi. Nhưng mà các việc như vậy có thật chứ không phải việc hư cấu như là điện ảnh.
{]{

KHINH CÔNG VÀ NHIỆT CÔNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét