THÂN THỂ SAU KHI CHẾT
Thân
xác súc vật sau khi chết người ta có thể làm thực phẩm để nuôi con người, hoặc
đem làm phân bốn trồng cây. Nhưng thân xác con người sau khi chết có nhiều cách
để giải quyết tùy theo quốc độ,của các tín ngưỡng, tôn giáo từng vùng miền
mà có thể: chôn, thiêu, bỏ nơi hoang dã
v.v...Chôn dưới đất gọi là địa táng hay thổ táng, thiêu gọi hỏa táng, thả xuống
sông biển gọi thủy táng, bỏ nơi hoang dã như núi rừng gọi lâm táng, bỏ cho chim
thú ăn gọi là điểu táng, hoặc treo trên cây gọi là khí táng. Khí táng, dã táng,
điểu táng với mục đích là đem thây người chết bỏ nơi hoang dã cho muôn thú ăn
thịt, để thể hiện lòng từ bi của con người Phật tử khi qua đời đem thân thể
mình cho các loài thú đói khát được no
lòng.
Khí táng có
nhiều cách như dã táng là đem thây bỏ vào rừng sâu cho thú ăn còn gọi là lâm
táng, hoặc đem thây người chết bỏ nơi hoang dã để cho chim rỉa ăn gọi là điểu
táng. Người ta cũng còn dùng thủy táng, tức đem thây người chết thả xuống cửa
biển để trôi xác ra đại dương với quan niệm rằng linh hồn nương theo mà được
thanh thản nơi biển cả mênh mông.
Ngày nay có phong
trào hiến xác chết cho khoa học, cho y tế để nghiên cứu và lấy các bộ phận để
ghép cứu chữa cho những người bệnh còn sống mà các bộ phận trong cơ thể không
có khả năng hoạt động. Người chết đi nhưng để lại một phần cơ thể của mình làm
lợi ích cho người còn sống, đây là một nghĩa cử nhân văn rất là giàu lòng từ bi
mới thực hiện được. Điều này rất có ý nghĩa hơn là đem chôn hay cho thú vật ăn. Đây cũng phát xuất từ lòng từ bi theo lời
Phật dạy, phải xem thân này là vô thường vô ngã mới thực hiện được việc hiến
xác sau khi chết. Đây là việc bố thí cao
cả người có tâm rộng lớn mới thực hiện được.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét