TINH THẦN BỐ THÍ CỦA ĐẠO PHẬT
“Nhiễu điều
phủ lấy giá gương,
Người trong
một nước phải thương nhau cùng”
“ Không kể gian
lao, không từ khó nhọc ”
“ Trao tận tay đến tận nhà ” “ Lá lành đùm lá rách”.
Đều là nghĩa
cử cao đẹp, thể hiện lòng từ bi của người tu tập.
Phật giáo đến
với người dân gặp nạn không phải vì muốn cho họ theo Phật giáo, trở thành tín
đồ của mình, mà tất cả vì lòng thương giữa người với người, giữa người đang gặp
khó khăn cần giúp và người muốn giúp. Rất đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đạo lý làm
người, chỉ có những con người mất hết lương tri, trái tim không còn đập mới
không thương xót khi thấy người khác bị đau khổ và chí có những con người toan
tính thiệt hơn, “một vốn mười lời ” mới đặt lên bàn cân nặng nhẹ so đo. Phải
chăng, đó là những con người “cơ hội”
anh theo tôi thì tôi giúp, còn anh không theo
tôi thì chết sống mặc anh. Phật
giáo không bao giờ chủ trương như thế và sau khi giúp không cần người nhận phải
biết ơn và trả ơn. Trong Luận Bảo Vương Tam Muội xác định: “Thi ân đừng mong đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân
có mưu đồ”. Mưu đồ thi ân để truyền giáo, thu phục nhân tâm là một điều hoàn
toàn xa lạ đối với Phật giáo, cho nên người tín đồ Phật giáo không ai bước vào
đạo bằng suy nghĩ “vì Phật giáo cho cơm
cho áo”.
Sự bố thí mang
nghĩa tình người, dù anh là Phật giáo hay không phải là Phật giáo, tất cả chúng
ta đều là con người cùng một dân tộc. Ở Phật giáo giúp người không có sự phân
biệt chánh kiến tín ngưỡng, có đạo hay không có đạo, còn phân biệt là biết rằng
anh đang khổ, vì anh ta không giống anh, giống anh thì anh thương, không giống
anh thì anh bực, anh không thương. Tình thương đó không còn là tình thương
thuần khiết, mà tình thương đó bị lăng kính tín ngưỡng ngăn che và nơi đó khổ
đau đang có mặt.
“ Ngày đêm chở
hết nổi trái oan
Tâm như đại
hải, tâm như kiều thuyền ”
Tình thương không chỉ nói bằng lời mà nó phải được thể
hiện bằng hành động cụ thể, đó mới thực là tình thương hay lòng từ mà người
Phật giáo chúng ta đang thực hiện và sẽ thực hiện bằng nhiều phương cách khác
nhau như đức Thế Tôn đã dạy “ Vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông,
vì sự an lạc cho trời người”
( Trích Báo
Giác Ngộ )
{—]–{
Như một chiến
sĩ đang đánh nhau trên chiến trường, nếu lỡ làm rơi kiếm, người chiến sĩ ấy sợ
hãi nhặt lên ngay, sợ kẻ thù lấy mạng sống của mình. Nay người tu hành cũng như
thế, là chiến sĩ đang chiến đấu cùng ma quân, đó là ma phiền não, ma ngũ ấm.
Nếu mất chánh niệm phải mau đề khởi trở lại. Vì sợ phiền não tội cấu che mất
bản tâm thanh tịnh, mà phải sa vào ba đường ác, phải chịu khổ lâu dài, khó được
thân người trở lại, để có đủ điều kiện tu đạo chứng quả.
{—]–{
Tại ngả tư đường, có đèn hiệu đi và dừng để
điều khiển giao thông. Nếu chỉ có đi mà không có dừng, chắc chắn tai nạn sẽ xảy
ra. “ Ngừng là yếu tố cần thiết nhất”. Nhưng con người hiện đại cứ cố gắng xông
tới trước, như thể họ ở trong một trường đua ngựa và họ đã mất năng lực rút lui
và phản tỉnh. Họ tiến mãi, tiến mãi, nhưng cuối cùng là sự bế tắc. Một sự nghẽn
tắc giao thông thật sự, kết quả cuộc đời họ, như một nạn nhân đáng thương của
thảm họa tâm linh. Bằng sự chú ý là thế nào để rút lui. Bằng sự quay đầu vào
trong để phản tỉnh, ta có thể đạt được một kho tàng vô tận nơi đó
{—]–{
Niệm Phật là một bảo hiểm khỏi sanh cõi thấp. Chúng ta
thật sự không biết lúc nào mình chết cả. Nhưng nếu chúng ta có một bảo hiểm bất
thối đó, thì không việc gì làm cho chúng ta lo âu về cái chết cả.
{—]–{
Phật dùng tâm để cảm hóa
người, dùng lời để khuyến hóa và hành động thánh thiện để làm gương cho người noi theo.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét