Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

KHAI THỊ


Tu theo Mật Tông cũng giống như tu Thiền, đòi hỏi phải có một vị thầy chỉ dẫn, chứ không thể  đọc một vài câu thần chú, nghiên cứu một ít sách vỡ, lý thuyết nào đó là có thể hiểu được. Việc hành trì Mật tông vô cùng khó khăn, đòi hỏi người tu hành phải có một thân thể cường tráng, ý chí cương quyết, tập trung tư tưởng, khai mở trí tuệ để nhìn xuyên qua màn vô minh, thẳng vào thực tướng của sự vật. Tu theo Mật tông có nhiều nguy hiểm, vì nếu không được hướng dẫn đúng đắn, người tu có thể trở nên điên loạn, mắc vào những ma chướng, đi vào con đường tà muội lúc nào không hay. Do đó, trước khi tu theo mật tông, các thầy luôn khuyến khích học trò phải nghiên cứu kinh điển, giới luật thật nghiêm minh. Chỉ khi đã qua nghiêm trì giới luật mới bắt đầu phát ra hạnh nguyện rộng lớn như kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mình. Khi lòng bi khai mở lại phải biết quán chiếu về tánh Không, giữ tâm vô sở cầu, thì mới mong có thể bước vào Mật tông mà không sợ nguy hiểm.
   Người tu Mật tông sau khi tu hành thuần thục, tâm thức tỉnh lặng, không còn một vọng niệm nào thì người tu mới bước vào giai đoạn hợp nhất, bước vào cảnh giới “không vô biên xứ định” không còn phân biệt chúng sanh hay pháp giới, quán triệt được tánh Không.  Chỉ khi đó người tu mới có thể nhập pháp giới, giúp đỡ chúng sanh, vì lúc đó  tất cả cử chỉ, ý nghỉ đều đã trang nghiêm thanh tịnh, không còn ô nhiễm. Mỗi cử chỉ đều là những Mudra ( ấn quyết ) mỗi lời nói đều là Mantra ( chân ngôn ), nói như ngôn ngữ Thiền là có thể “thỏng tay đi vào chợ”
 Tu Tịnh phải VÔ NIỆM, tu Thiền phải VÔ CẦU, tu Mật phải VÔ NGÃ, thì mới đạt được tinh hoa của Phật giáo.
{]{
Tùy theo hạnh nguyện của người tu, tùy theo phẩm cách cá nhân mà họ bị thử thách, vì bất cứ người tu nào đã phát nguyện tu hành đều sẽ bị thử thách. Hạnh nguyện càng lớn, sự thử thách càng vĩ đại, và sự thử thách càng lớn chừng nào thì kết quả càng xứng đáng chừng ấy.
  Đức Phật cũng thế, đến đêm cuối cùng trước khi thành chánh quả, Thái tử Tất Đạt Đa trãi qua bao thử thách với Ma vương trước khi hàng phục chúa tể loài ma  Ngài mới đắc quả vị Phật.
{]{

  Kinh nghiệm về tâm linh không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, không thể suy xét bằng lý luận, không thể nghĩ bằng triết lý. Đó là thứ kinh nghiệm trực tiếp, một bằng chứng hùng hồn cho người đi trên con đường đạo, biết rằng điều mà họ đang theo đuổi không phải chỉ là một lý thuyết xa vời, một ý tưởng trừu tượng, mà là điều người ta có thể đạt được, kinh nghiệm được.
{]{

  Cây cầu tâm thức, dù xa xôi vạn dặm, người thầy tâm linh sẽ như vẫn ở bên cạnh, vẫn chăm sóc cho người đệ tử. khác xa so với những người thầy ở đời trần thế.
{]{
Tự do thật sự là sống trong từng giờ, từng phút. Khi quá khứ trở thành hiện tại và hiện tại chính là tương lai- Một thứ hiện tại vĩnh cữu.
   Pháp tu thiền định mà trong đó hơi thở đi đôi với cử chỉ, hành động và tất cả được đặt dưới sự kiểm soát của ý chí.
{]{
Mật Tông Tây Tạng  dùng câu thần:  Um mani Pat Me Hum để cột tâm, trụ tâm- là pháp đóng chặt sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý hợp với sáu từ trong câu thần chú Án Ma Ni  Bát Mê Hồng.
  Pháp môn Tịnh Độ cũng dùng lục tự Di Đà: Nam Mô A Di Đà Phật để cột chặt sáu căn không cho vọng niệm dấy khởi, nên hành giả dễ đưa tâm về định. Khả năng tập trung tư tưởng để thâm nhập nội tâm trở nên dễ dàng hơn, và không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh.
{]{

KHAI THỊ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét