KỆ KHUYẾN TU
Việc
trần thế khuyên ai phải gẩm
Danh mà chi, lợi lắm mà chi
Bã công danh bột nước có ra gì
Mùi phú quý như vần mây tan hiệp
Sang cho mấy cũng rồi một kiếp
Giàu đến đâu cũng hưởng một đời
Cái tử sanh đeo đuổi kiếp người
Thân tứ đại lấy đâu làm chắc
Kìa sanh tử thấy liền trước mắt,
Đám cô phần đa thị thiếu niên
nhân
Cái thân này là cái giả thân
Nay còn đó ngày mai chưa chắc được.
Phần nổi bịnh, nổi già thúc phược
Sống trên đời sống được bao lâu
Mới màu xanh kế đã bạc đầu
Rồi lại đến hoang khâu một nấm
Thương ôi ! Tam thốn khí tại thiên bang dụng
Nhất đán vô thường vạn sự hưu
Muôn việc đều nương mấy tấc hơi
Hơi vừa dứt cuộc đời thôi cũng dứt
Nào của cải vợ con tài vật
Nhắm mắt rồi lại nắm tay không
Nghĩa tào khang có kẻ chẳng bền lòng
Đành cải tiết đã mang chồng khác
Bỏ con dại mặc đời hành phạt
Cái cuộc đời gẩm lại thật buồn tênh
Hết mê danh, mê lợi, mê tình
Toan mượn thú già lam phong cảnh
Gẩm cuộc thế thôi đừng tranh cạnh
Thêm gây tình vợ vợ con con
Thà sớm trưa thanh tú nước non
Chiều lại niệm A Di Đà Phật
Mong giải thoát lánh xa đường vật chất
Sợ luân hồi tua yểm sự hành vi
Ở thế gian nhiều việc thị phi
Vào cửa Phật từ bi hỷ xả
Qua biển khổ mượn thuyền Bát Nhã
Rửa bụi trần mượn nước A Mi Ta
Nguyện sao thoát khỏi Ta bà
Về Tịnh độ vui miền Cực lạc./.
{{{
Phật được hiểu là người giác ngộ, Pháp là chân lý,
và Tăng là thể tính hòa hợp trong giác ngộ và trong chân lý. Như thế cả ba là
đồng nhất thể. ( một mà ba, ba mà một )
{—]–{
Yếu tính
tôn giáo của đạo Phật không gì khác hơn là kinh nghiệm chứng ngộ, một
loại kinh nghiệm không ai có thể trao
truyền cho ai, mà mỗi người phải tự mình thẻ nghiệm lấy. Và kinh nghiệm chứng ngộ này cũng đồng thời
là lý tưởng tôn giáo của đạo Phật.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét