LÀM ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ
Chúng ta quan
sát xem một tổ kiến trong nhà mình, nếu đem số lượng chúng sanh trong tổ kiến so với số người
trong một tỉnh, một huyện ắt kiến sẽ nhiều hơn. Hay tất cả gia đình nếu có sinh
con thì cũng chỉ sinh được 1 vài 2 con chứ đâu dám sinh tha hồ 5 đứa hay 10 đứa
như ngày xưa. Như vậy con người ngăn ngừa không cho con người được làm người.
Người ta kế hoạch để giảm số lượng người sinh ra. Vậy mai kia bạn chết đi muốn
làm lại thân người rất khó. Đến gõ cửa nhà người nào họ đều nói nhà tôi đủ
người rồi, mời anh mời chị đi chổ khác, rất khó làm người là vậy.
Làm người rất
khó còn làm chúng sanh rất dễ, chỉ khởi tâm tham, tâm sân là đã gây hạt giống
chúng sanh, tương lai sẽ nhận lãnh thân hình súc sanh. Phật dạy loài người sau
khi chết được sanh lại làm người rất ít, sinh lên các cõi trời càng ít hơn, còn
lại đa số sanh vào ba cõi khổ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Để phục vụ cho 6 tỷ người trên thế giới, một
ngày số con vật chết đi để cho con người ăn là quá lớn ( 25 tỷ súc vật trong
một năm ). Chúng sanh từ trên đất liền cho đến sông biển chúng sanh hằng ngày
chết để phục vụ cho con người quá nhiều.
Như vậy một con vật nó sinh nở ra hàng triệu con, như kiến, tôm cua,
cá, một con sanh hàng triệu con. Còn con
người cao tay một lần đẻ 1,2,3 là quá nhiều. Có một phụ nữ duy nhất có một
không hai, đẻ một lần 7 đứa con, đây là tình trạng duy nhất hiếm có trên thế
giới. Heo đẻ một lần 12 con là chuyện bình thường, vì thế mới thấy sanh làm
người là khó. Trong 1000 người hoặc 10.000 người chết đi, sanh lại được làm người chỉ chừng 1,
2 người là cùng, với sự làm người khó như vậy.
Tại sao số
lượng chúng sanh, sinh ra khó được làm thân người như vậy? Tại vì tất cả chúng sanh khi còn sống, tất cả
đều làm ác, tâm nghĩ ác, thân làm ác, miệng nói ác. Cho nên sau khi chết phải
sanh làm súc sanh. Trăm, ngàn người mới có một hai người làm thiện. Cái nhân để
được làm người sau khi chết, chúng ta thấy trăm, ngàn người có được mấy người
ăn chay làm thiện. Làm thiện mà còn ham danh mến lợi, còn sân si chấp trước thì
cũng vẫn đọa làm súc sanh sau khi chết. Làm thiện mà chấp mình làm thiện, kể
công thì mất hết phước của việc làm thiện, chấp thiện trở thành ác là vậy. Ví
như có người làm thiện mà còn chấp việc của mình làm thiện, tánh tình sân giận,
kiêu căng thì sau khi chết bản tính chấp và tính sân giận sẽ đầu thai làm loài
chó Bẹc rê, đời sống vật chất nó không thiếu, được chủ cưng chiều là do quả báo
làm thiện ngày trước nay nó hưởng nhưng thân phận làm con chó. Dù có cao quý
hơn các loài chó khác nhưng vẫn là thân chó. Đó là nhân quả công bằng không sai
chạy.
Hiện nay trên
thế giới có một số quốc gia họ công nhận hợp pháp việc nạo phá thai, với phương
pháp này để làm giảm dân số, giảm gánh nặng cho xã hội, đây là phương pháp ngăn
cản sự làm người. Vì thế sau khi chết sanh lại làm người là khó. Muốn sanh lại được làm người, mỗi người phải
sống hướng thiện, thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác, không
tham, không sân, không si, không tà kiến. Tu tập các thiện nghiệp thì đời sau
mới có khả năng sanh được làm người.
Vì thế sanh
được làm người sau khi chết là rất khó, huống nữa là sanh về cõi Phật. Muốn
sanh về cõi Phật phải bỏ ác làm lành,
giữ tâm trong sạch, không tham, không sân, không si, không tà kiến. Chuyên tâm
trì niệm danh hiệu Phật không gián đoạn và tha thiết cầu vãng sanh Tịnh độ sau
khi xả báo thân này, nhàm chán cõi Ta bà, ưa thích Tịnh độ. Phải có cái tâm
nhàm chán xa lìa uế độ, mong thích Tịnh độ thì ý niệm này mới là nhân tố vãng
sanh sau khi chết, hoặc sanh lại làm người./.
{—]–{
Tiếng Phạn đọc câu đảnh lễ Phật như sau:
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMA SAMBUDDHASSA
Dịch sang tiếng Việt đọc là:
Cung Kính đảnh
lễ Đức Thế Tôn bậc A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác
{—]–{
Chúng ta hãy
quán xét tâm mình, khi ta nhìn thấy hay gặp một việc gì ban đầu không thích, không hài lòng, nhưng
nhìn nhiều, thấy nhiều, chúng ta thấy rất tự nhiên rồi yêu thích lúc nào không
hay, huống nữa là những gì chúng ta càng ham thích.
Hãy cẩn thận
với sở thích của mình ! ! !
{—]–{
Phật giáo nhấn
mạnh ba điều căn bản khi tu thiền định là phải luôn luôn quán tưởng đến tánh
không để diệt ngã, mở rộng lòng từ bi để giữ sự liên hệ với pháp giới chúng sanh và giữ tâm vô sở cầu
để tránh gặp ma chướng.
1/ Quán Không để diệt ngã
2/ Thực hành Từ bi để kết duyên với chúng sanh.
3/ Giữ tâm Vô sở cầu để khỏi gặp ma chướng.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét