Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

SỰ LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỊN


SỰ LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỊN

 Có hai vợ chồng đều là giáo viên thời bao cấp (1980), có một đứa con trai duy nhất, tính khí con trai  độ 8,10 tuổi rất nghịch ngợm và hiếu động. Một hôm nó thấy người ta cúng miếu nó rũ bạn bè cùng nhau đi chôm gà cúng để ăn, mẹ nó nghe và biết được bèn can ngăn và hứa với nó để mẹ sẽ cho con ăn một bửa thịt gà con đừng đi chôm trộm. Đứa con trai nghe lời mẹ bỏ ý định đi ăn trộm gà cúng, đã hứa với con rồi nhưng tiền đâu mua gà về làm thịt cho con ăn đây, bà bèn đêm đến rình bắt mấy con cóc  nhốt lại và làm thịt nấu cháo không cho chồng con biết. Sáng ra bà cho đứa con trai hay là mẹ đã mua gà làm thịt nấu cháo cho con ăn đây. Thằng con trai phấn khởi khi được mẹ cho ăn thịt gà, ăn xong hôm sau nó đi khoe với bạn bè là mẹ tao đã làm thịt gà nấu cháo cho tao ăn đã đời, tụi bạn nó nghe khoe cũng thèm, thế là tiếng cháo thịt gà được bà nhà bên cạnh nghe được, đúng lúc nhà này bị mất con gà mái, thế là sự nghi ngờ mất con gà đều ám chỉ vào nhà hai vợ chồng giáo viên này. Người đàn bà nhà bên cạnh sáng đến chửi một trận chiều cũng đến cửa nhà chửi một trận: cái đồ quân ăn cướp ăn cắp, giáo viên giáo chức, giáo dục gì vân vân đủ thứ tiếng tục lời to tiếng lớn không sót lời lẽ nào ban tặng cho vợ chồng nhà giáo này. Hai vợ chồng giáo viên này im lặng không trả lời có ăn trộm ăn cắp hay không, người chồng nghi bà vợ có thể có trong vụ việc này, bèn hỏi vợ thế nào trong việc này em có không, người vợ cũng im lặng không trả lời có hay không, người chồng cũng hơi nghi nghi. Thế rồi chửi miết cũng thành quen hai vợ chồng im lặng không phản đối những lời lẽ người đàn bà bên cạnh đối xử với gia đình mình. Một tháng sau con gà mái bỏ nhà đi đẻ và ấp trứng nay nó trở về và dẫn cả đàn con nữa, người đàn bà bên cạnh cả tháng đã có lời lẽ nặng nhẹ phải trái đối với hai vợ chồng bên cạnh, nay cảm thấy xấu hỗ và hối hận bèn qua nhà xin lỗi. Hai vợ chồng cũng im lặng không nói chi, nhưng bà vợ nói với người kia rằng cô muốn sám hối tội lỗi của mình thì nên đến chùa sám hối với Phật Bồ tát thì tội mới được dứt trừ, thế là người đàn bà này nhờ cô giáo dẫn lên chùa lạy Phật sám hối, và từ đó về sau người đàn bà này trở thành một đạo hữu thuần thành siêng năng đi chùa tụng kinh học hỏi giáo lý.
   Ở đây chúng ta thấy sức nhẫn nhục khi người ta chửi mắng mình, mình không phân bua phải trái hơn thua, việc gì đến sẽ đến mình không làm ác không làm việc sai trái là đủ rồi khỏi phải phân bua biện bạch, thời gian nhân quả sẽ trả lời cho họ. Nhờ sự nhẫn nhục mà khắc phục và dẫn dắt người kia biết sám hối ăn năn và phát tâm tu tập. Giả sử nếu chửi lại hoặc dùng hành động trả thù cho sự oan ức của mình thì dù mình không tội cũng thêm tội, không oán cũng thành oán, cuối cùng cũng không đem niềm tin cho họ đến với Phật pháp, đúng như cổ nhân nói: Bách nhẫn thành kim, người mà nhẫn được trăm lần việc nhẫn ấy trở thành vàng khối.  Đúng là hơn vàng, nếu không nhẫn sẽ sanh ra ẩu đả gây án mạng, khi án mạng đã xảy ra đem vàng đổi mạng người cũng không được là vậy. Cho nên có câu:  Nhẫn nhẫn nhẫn oan gia tùng thử tận, nhịn nhịn  nhịn muôn tai ngàn họa thảy đều tiêu. Nhẫn và nhịn là : thân nhẫn, tâm nhẫn, miệng nhẫn  nhẫn đủ ba nghiệp thân khẩu ý thì mới thật sự thành nhẫn, mới có hiệu quả thành công, chứ  nhẫn thân, nhẫn miệng mà không nhẫn ý thì thật là nguy hiểm, có ngày nào đó ý niệm không nhẫn nó sẽ trổ quả xấu. Cho nên câu trên nêu lên ba lần nhẫn ba lần nhịn là thế, thì oan gia và tai họa mới tiêu trừ.
{]{

SỰ LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỊN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét