GIỚI-ĐỊNH- HUỆ
Sao gọi là Giới
– Định –Tuệ? Ngăn điều quấy, dứt điều
ác gọi là Giới. Sáu căn tiếp cảnh, tâm
chẳng tùy duyên gọi là Định. Tâm Cảnh đều không chiếu soi không lầm là Huệ.
Phòng ngừa
những lỗi lầm của ba nghiệp thì nước tâm tự lóng sáng, tức là do Giới sinh
Định, nước tâm lóng sáng thì tự chiếu soi muôn vật, tức do Định sanh Huệ.
- Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh ( tự độ )
- Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt ( tự độ )
- Đâu ngờ tự tánh tự đầy đủ ( tự độ )
- Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động ( tự độ )
- Đâu ngờ tự tánh vốn hay sanh muôn pháp(độ sanh )
{—]–{
Đại sư Trung Phong nói: “Thiền, tức Thiền của Tịnh độ. Tịnh độ là
Tịnh độ của Thiền. Những kẻ niệm Phật ở đầu môi, tham thiền ở chót lưỡi đều là
một loại tự dối mình. Đến cửa ải sinh tử làm sao thoát được.”
Triệu Châu nói: “Niệm một tiếng Phật phải súc miệng ba
ngày. Một chữ Phật tôi không muốn nghe”. Câu nói này thuộc loại đối cơ, lại đem
ra dùng để làm căn cứ phản đối niệm Phật, đó là hiểu lầm. Ngoài câu nói trên,
còn có các câu đối cơ khác. Như có người hỏi Thiền sư Triệu Châu:
Thầy của Hòa thượng là ai?
- Mười phương chư Phật.
- Thầy của mười phương chư Phật là ai?
- Phật A Di Đà.
{—]–{
Chúng sanh sống trên thế gian này, những người không
tiền thì suốt đời bận rộn chuyện áo cơm, kẻ giàu sang thì đắm say sắc dục không
lìa được. Cũng giống như bị con hải cẩu bắt ăn thịt. Nếu biết được sự nguy hại
của nó, liền đem sáu căn thu nhiếp lại, phản chiếu hồi quang, thì có thể thay
cái chết mà sống lại./.
(Chán phiền thích tĩnh, trừ khổ theo lạc- Chán ngán phiền não, thích sự yên tỉnh, thì
sẽ trừ được đau khổ mà theo con đường an lạc)
{—]–{
Phù
sinh nhược mộng
Huyễn
chất phi kiên
Bất
bằng ngã Phật chi từ
Hoạt
toại siêu thăng chi lộ
Kiếp
phù sinh như mộng
Huyễn
chất chẳng được bền
Nếu
không nương vào lòng từ của Phật
Làm
sao có thể siêu thăng?
Có con ong cứ cửa sổ kính chui bay ra mãi không
xong, ngay bên cạnh có cánh cửa lớn mở
rộng mà chẳng chịu ra.
Không môn bất
khẳng xuất
Đầu song dã
thái si
Bách niên tán
cố chỉ
Hà nhật xuất
đầu thời
Cửa không chẳng
chịu ra
Quá ngu chui
cửa sổ
Trăm năm dùi
giấy cũ
Ngày nào mới ló
đầu
{—]–{
Hữu Thiền vô
Tịnh độ
Thập nhân cửu
sai lộ
Âm cảnh hốt
hiện tiền
Miết mãi tùy
tha khứ
Vô Thiền hữu
Tịnh độ
Vạn tu vạn nhân
khứ
Đản đắc Kiến Di
Đà
Hà sầu bất khai
ngộ
Hữu Thiền hữu
Tịnh độ
Du như đới giác
hổ
Hiện thế vị
nhân sư
Lai sinh tác
Phật tổ.
Vô Thiền vô
Tịnh độ
Đồng sàng tinh
thiết trụ
Vạn kiếp dữ
thiên sinh
Một cá nhân y
hổ.
{—]–{
Có Thiền không Tịnh độ
Mười người lạc
hết chín.
Âm cảnh hiện
trước mắt
Lập tức theo nó
liền
Không
Thiền có Tịnh độ
Muôn
người tu đều độ
Chỉ
thấy Đức A Di Đà
Lo gì
không khai ngộ
Có Thiền có
Tịnh độ
Cũng như cọp
mọc sừng
Hiện đời làm
thầy người
Kiếp sau làm
Phật tổ
Không
Thiền không Tịnh độ
Giường
đồng cùng cột sắt
Muôn
kiếp và nghìn đời
Không
một người cứu giúp.
{—]–{
Kinh Niết bàn
dạy: “ Kẻ trí có thể chuyển nghiệp nặng thành quả báo nhẹ, còn kẻ ngu thường
hay chuyển những nghiệp nhẹ thành quả báo nặng. Tương tự như cây kim nhỏ tuy
nhẹ nhưng bỏ xuống nước vẫn chìm nghỉm. Trong khi một chiếc thuyền lớn, tuy rất
nặng nhưng vẫn nổi và đi qua biển lớn.
Người ngu sau khi làm ác, rồi lại đắc ý vênh vang, hớn hở vui mừng, thì
nghiệp biến nhẹ thành nặng, và nghiệp nhỏ vẫn đưa đến quả báo nặng, cũng có thể
đọa địa ngục. Người trí sau khi tạo
nghiệp ác, rồi lại ăn năng sám hối thành khẩn thì nghiệp sẽ nhẹ dần đi”.
{—]–{
Tại tiểu bang
Nga, có một người con gái tên là Kosa trạc tuổi 20, bị mù từ lúc một tuổi. Lớn
lên, cô ngồi buồn, thường lấy tay rờ mó,
cô chú tâm lặng ý, mong cầu muốn biết những màu sắc cùng chữ nghĩa. Cô cứ làm
hoài như vậy 6 năm trời. Rồi lần lần cô biết được các màu sắc và đọc được các
thứ chữ trong sách báo, như người có mắt sáng.
Các nhà bác
học đỗ xô lại để nghiên cứu cô ta. Nhưng đều phải nhận rằng Kosa đọc sách bằng
tay, như một người sáng mắt. Họ bèn gọi cái hiện tượng kỳ lạ đọc bằng tay ấy là
Dermoptic và đang nghiên cứu một cách trân trọng để dạy cho những người mù
khác.
Cách nhìn thấy
màu sắc và đọc chữ này trong kinh Phật gọi là Kiến đại. Tức thấy bằng Tánh thấy, thấy bằng thức bên trong.
KIẾN ĐẠI- THỨC ĐẠI
Con khỉ nếu ta
đưa nó một cái máy tính để nó đánh chữ dù nó đánh suốt cả 100 năm cũng không
làm nên một quyển sách có thứ tự từ đầu đến cuối.
Tỷ dụ như một
con trùng nhỏ nhít như con giun sống trong lòng đất chẳng hạn, thì con giun ấy
chỉ có một thức đại giác thô sơ, và chưa có đủ nghiệp lực để chiêu cảm kiến
đại, nên dù có đủ sắc không cùng tối sáng hội tụ, con giun ấy vẫn chưa thể làm
Phát hiện kiến đại được, và còn lâu lắm nó mới có thể tìm thấy cửa ngỏ để trở
về Diệu tâm.
Về lẽ ẩn hiện
của Kiến đại, thì nếu phàm phu của chúng ta cố rán giữ gìn cái tâm mình bình
thản ( tức Bình Đẳng hay như như bất động ) trước mọi hoàn cảnh đổi thay, không
khởi tâm yêu ghét, thì Kiến đại lần lần hiện ra và thức đại lần lần ẩn đi. Còn
nếu tâm ta cứ tiếp tục mong cầu, yêu ghét, thì Thức đại này ngày càng chồng
chất, và Kiến đại ẩn đi và cửa ngỏ vào vườn Thiên thai của Diệu tâm bị những
cành hoa đào rơi rắc chồng chất bít mất lối về./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét