Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

YẾT MA ( HỘI NGHỊ hay NGHỊ SỰ )


YẾT MA  ( HỘI NGHỊ  hay NGHỊ SỰ )

 Yết ma dịch âm chữ Phạn Karma, dịch ý là “Nghiệp”, nghĩa là thọ giới, thuyết giới, sám tội, và các thứ xử lý của Tăng sự, vì thế còn được giải là “Biện sự ” hoặc “ Tác sự” . Đây thuộc về giới tác trì.
   Giải thích theo thuật ngữ hiện đại, yết ma của Phật giáo là một thứ pháp nghị sự hoặc pháp hội nghị riêng của Phật giáo. Tính trọng yếu của pháp yết ma trong Phật giáo tương đương như tính trọng yếu của dân quyền kiến thiết ở bước đầu của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Không có pháp nghị sự kiện toàn chắc chắn sẽ khó sinh ra chế độ dân chủ lý tưởng. Tăng đoàn Phật giáo hoàn toàn hợp được với tinh thần dân chủ là do công hiệu của Pháp yết ma. Nội dung của chế độ dân chủ là dân trị, dân hữu, dân hưởng. Mục đích của pháp yết ma trong Phật giáo là tạo thành lục chủng hòa kính, từ trên nguyên tắc mà nói,  Lục hòa kính của Phật giáo là sinh hoạt dân chủ của dân chủ tuyệt đối. Sự duy trì và bảo hộ một tinh thần dân chủ này là trách nhiệm và công năng của pháp yết ma. Thông thường nói “Tăng sự Tăng đoàn ” cũng là lấy ý kiến và lực lượng của đại chúng Tăng đoàn, đoàn kết được đại chúng trong Tăng đoàn là nhờ pháp yết ma, trừ khử ác nghiệp cũng phải nhờ pháp yết ma. Chủ thể của thành thiện khử ác tuy là đại chúng trong Tăng đoàn, nhưng đại chúng trong Tăng đoàn thành thiện khử ác được là nhờ pháp yết ma mà thành. Vì thế một đoàn thể  không có hội nghị quyết chắc không phải là đoàn thể của dân chủ. Một Tăng đoàn không cử hành pháp yết ma không thể là Tăng đoàn của lục hòa kính.
Chúng loại của pháp yết ma (phân ra có 101 thứ chia làm ba loại lớn)
 1/ Đơn bạch yết ma: gọi là Bạch nhất yết ma, nghĩa là “ Xướng ngôn”  đây là đối với việc không cần trưng cầu đồng ý, hướng về đại chúng tuyên cáo việc thường lam, quen làm và cần phải làm, nói lên một lần là thành ( có 24 thứ ).
2/ Bạch nhị yết ma:  Đây là tuyên cáo một lần rồi nói lại một lần nữa để trưng cầu sự đồng ý của đại chúng ( gồm 47 thứ )
3/  Bạch tứ yết ma:  Đây là trước tiên tuyên cáo một lần, ba lần trưng cầu đồng ý. Nếu như nhất bạch tam yết ma xong, trong chúng im lặng là biểu thị không có dị nghị mà tuyên bố yết ma đúng như pháp, nghị án thành lập nhất trí thông qua ( gồm có 30 thứ ).
  Tinh thần của pháp yết ma so với trình tự hội nghị của hiện đại thì trang nghiêm và thiêng liêng hơn. Đề án hội nghị của hiện đại thông thường là 2/3 số phiếu tán thành thì được thông qua, có khi chỉ cần ½ là chuẩn, có khỉ chỉ cần ¾ là chuẩn, nhưng rất ít khi nào yêu cầu nhất trí thông qua. Trong Tăng chỉ cần có một người dị nghị là Tăng không hòa hợp, thì yết ma không thành.  
Nhưng trong pháp yết ma cũng có quy định phàm pháp yết ma đúng như pháp, như luật, không cho phép vô lý kình chống mà phá hoại. Nếu có một người vô lý kình chống, phá hoại pháp yết ma đúng như pháp như luật, thì Tăng đoàn có thể làm pháp yết ma đối với người ấy. Như có một tập đoàn nhỏ 4 người trở lên kình chống làm yết ma riêng thì phạm tội phá yết ma Tăng. Vì thế, pháp yết ma của Phật giáo là một thứ pháp nghị sự cực kỳ thiêng liêng và rất chu đáo tỏ tường.
Sự quy định của pháp yết ma là dùng để phán đoán yết ma có hợp với sự yêu cầu hay không. Sự quy định ấy cần phải đủ 4 điều kiện yết ma mới thành lập được, 4 điều kiện ấy là: 
1/ Pháp: Tức là bản thân của pháp yết ma phải là phát xuất từ trong chủng loại của pháp yết ma. Pháp có ba loại: Tâm niệm pháp, đối thủ pháp, chúng pháp.
2/ Sự:  Hoặc sự của phạm tội, hoặc sự của sám hối, hoặc sự của thọ giới, đó là những điều cần phải cử hành pháp yết ma. Sự có ba loại. Hữu tình sự, Phi tình sự, tình phi tình hợp sự.
3/ Nhân:  Nhân số tham dự phải được quy định trong khi cử hành pháp yết ma nào đó, tức là số người. Người có 6 đại loại: 1 người, 2 người, 4 người, 5 người, 10 người, 20 người.
4/ Xứ: Cử hành yết ma cần phải có xứ sở, một xứ sở này gọi là giới. Giới có phân ranh làm hai đại loại: Tác pháp giới và tự nhiên giới. Tác pháp giới lại phân làm ba thứ: Đại giới, Giới tràng, Tiểu giới. Tự nhiên giới cũng phân ra có 4 thứ:  Tụ lạc (xóm làng)  Lan nhã, đạo hành, thủy giới. Làm một chủng loại yết ma nào cũng đều có giới riêng dùng để quy định.
Bốn điều kiện này hợp lại đưa ra một thí dụ. Tỷ như thọ giới. Bản thân thọ giới lá sự, Nghi thức truyền giới là pháp, Hòa Thượng A Xà Lê tham dự là Nhân, giới tràng thọ giới là Xứ. Nó về số người tham dự yết ma gồm có 6 loại:
1/ Một người: Đây là tâm niệm Pháp, Tỷ như Tỳ kheo tự trách, sám trừ lỡ phạm tội Đột kiết la. Thật ra, trường hợp này chưa nhập vào pháp yết ma.
2/  Hai người: Đây là đối thủ pháp, một Tỳ kheo đối với một Tỳ kheo thanh tịnh khác làm, như sám trừ tội Ba đật đề. Nói một cách nghiêm khắc thì trường hợp này cũng chưa nhập vào pháp yết ma.
3/ Bốn người:  Trừ không thể xuất tội tăng tàn thọ giới, biên địa thọ giới tự tứ ra, tất cả yết ma đều có thể 4 người thành tựu.
4/ Năm người: Đây là số người tối thiểu, của Tự tứ yết ma và biên địa thọ giới yết ma.Trừ không thể xuất tội Tăng tàn và thọ giới ra, tất cả yết ma đều có thể năm người thành tựu,
5/ Mười người: Trừ không thể xuất tội Tăng tàn ra, tất cả yết ma đều có thể thành tựu, chủ yếu là số người cần thiết để truyền giới cụ túc.
 6/ Hai mươi người: Đây là số người tối thiểu để xuất tội Tăng tàn, và là số người có thể thành tựu tất cả yết ma.
  Nhưng, phần tử được tham gia yết ma, trong Tỳ kheo Tăng phải là Tỳ kheo thanh tịnh. Tỳ kheo phạm mà chưa sám trừ, không đủ số cũng không được tham dự. Tỳ keo ny, thức xoa ma na ni, Sa di ny, cho đến tất cả người tục, dù không đủ số, cũng không được tham gia.  Yết ma của Tỳ kheo ny, Tỳ kheo cũng không được tham gia.
  Nhưng  hai bộ Tăng Ni đều riêng có ba thứ yết ma tương đối thực hành.
1/ Tỳ kheo có thể vì Ni chúng làm thọ giới yết ma, Ma na đỏa ( Ni phạm tội Tăng tàng làm 35 điều tùy chúng ý)  yết ma xuất tội  ( Tăng tàn ) yết ma.
2/ Tỳ kheo ny có thể làm ba pháp yết ma đối với Tỳ kheo là không lễ bái, không cùng nói chuyện, không kính sợ. Giả như  Tỳ kheo vô lý xúc phạm Tỳ kheo Ny, Tỳ kheo Ny có thể dùng ba pháp yết ma này đối phó Tỳ kheo.
   Chỗ bất đồng là Tỳ kheo vì Tỳ kheo Ni làm ba thứ yết ma, Tỳ kheo ny phải hiện diện trước Tỳ kheo, Tỳ kheo ni vì Tỳ kheo làm ba thứ yết ma, Tỳ kheo không cần phải hiện diện trước Tỳ kheo Ny.
{]{

NGHI THỨC

 Nghi thức tuy là sự biểu hiện hình thức nhưng lại ảnh hưởng đến sự chuyển biến của tâm lý. Vì thế không luận là một tôn giáo nào cũng đều có nghi thức của tôn giáo đó, cho đến tôn giáo tín ngưỡng của thời cổ sơ, tuy không có luân lý của tôn giáo, song họ lại lấy nghi thức tôn giáo làm trung tâm của tín ngưỡng. Nếu như chuyên phụng sự cho sự cử hành nghi thức mà không có giá trị luân lý của tôn giáo tín ngưỡng như là tôn giáo thời cổ sơ, đây là điều mà Phật giáo phản đối, như Tăng lữ Bà la môn ở thời đức Phật, chỉ biết nghi thức tôn giáo phiền phức mà không biết giá trị lý tánh của tôn giáo. Thậm chí Phật giáo của thời kỳ đầu vốn không có một nghi thức tôn giáo nào cả, nhưng về sau Tăng chúng đông nên cần phải có nghi thức.
                                        {]{

YẾT MA ( HỘI NGHỊ hay NGHỊ SỰ ) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét