Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC


 Việt Nam là dãi đất có nhiều anh linh nhân kiệt từ thời ngàn xưa cũng như ngày nay. Chính những nhân vật anh linh nhân kiệt này đã góp phần tô điểm non sông đất nước VN càng ngày càng vững mạnh trên các mặt chính trị, văn hoá, kinh tế. Trong đó các nhân vật được un đúc và phát xuất từ  cửa thiền mà ra, mang một sắc thái đặc biệt có thể nói không có nước nào mà có nhiều và giống như VN.
Phật giáo VN tuy là một tôn giáo chuyên về tu tập của đạo giải thoát sanh tử khổ đau cho kiếp nhân sinh. Sự giải thoát của Phật giáo VN khác với sự giải thoát trong kinh điển, nhưng không ngoài mục đích cứu khổ độ mê mà Đức Phật đã chỉ dạy. Phật giáo VN ngoài mục đích giải thoát sanh tử, còn đề ra phương châm giải thoát ách nô lệ áp bức của các thế lực xâm lăng ngoại bang, giải thoát áp bức bất công của tầng lớp giai cấp, giải thoát bệnh tật đói nghèo, dốt nát, giải thoát mê tín dị đoan, lệ thuộc thần quyền v.v.. đó là đường hướng của GHPGVN xuyên suốt từ xưa đến nay.
Các ông vua Phật tử đã áp dụng tinh ba của lời Phật dạy vào trong việc trị nước an dân, đã không dùng đến sức mạnh quân sự, không dùng đến gươm đao, súng đạn, không dùng lực lượng đông người mà đã làm cho kẻ thù khiếp sợ quy hàng rút lui. Xưa cũng như nay VN luôn có những con người ưu tú như thế. Thời đại chúng ta có được hai nhân vật kiệt xuất bắt nguồn từ cửa thiền ra là Hoà Thượng Thích Quảng Đức và vị lãnh tụ Hồ Chủ Tịch. Để chống lại chế độ độc tài áp bức của Ngô triều, Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu thân mình nguyện làm đuốc soi đường cho chế độ bị màng vô minh che lấp. Từ ngọn đuốc đó mà đã làm thay đổi cả một chế độ, cũng từ sự hy sinh thân mình làm đuốc là tiền đề và thế mạnh vươn lên cho phong trào giải phóng miền nam của Đảng Cộng Sản VN thừa thắng vươn lên cho đến lúc thành công. Nhân vật thứ hai là Hồ Chủ Tịch là người con ưu tú của xứ nghệ, là người Phật tử thuần thành đã áp dụng giáo lý vô ngã vị tha theo lời Phật dạy, quên mình vì mọi người, hy sinh cả đời mình cho công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, đã bao phen chỉ đạo toàn dân toàn quân chống Pháp, chống Mỹ thành công đưa đất nước đến nền độc lập tự do.
Như vậy hôm nay chúng ta thừa hưởng di sản của tiền nhân công đức, chúng ta phải biết bảo vệ và trân trọng cái tinh thần vì đạo vì đời nó gắn liền với nhau như lời Bác Hồ khi sinh thời đã nói : “Phật Giáo Việt Nam với dân tộc VN như hình với bóng tuy hai mà một ”.
Cách đây 700 năm vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi quốc chủ lại cho con làm một người tu đi khắp nhân gian để cải hoá nhân tâm. Vừa là nhà tu vừa là nhà ngoại giao, ông vua thầy tu nầy đã đến nước Chiêm Thành gặp gỡ Vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân kính phục đức độ và phong cách của ông vua thầy tu nước Việt và xin làm con rễ của nước Việt. Vua Trần Nhân Tông có con gái út là Huyền Trân Công chúa, Ngài bèn lòng gã con cho vua Chiêm. Thế là tình hữu nghị hoà bình giữa hai nước được thắt chặt. Để tỏ lòng chân thành của vua Chiêm, Chế Mân đem hai châu Ô và Châu Rí làm sính lễ. Trong cuộc hôn nhân mang vẽ chính trị này, hai vùng đất được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam mà không tốn công chẳng tốn sức. Chúng ta thấy rằng  Phật Giáo Việt Nam có màu sắc chính trị không dùng sức mạnh quân sự mà giữ vững được nền hoà bình và mở rộng bờ cõi. Không những thế ngày xưa mà ngày nay Phật giáo đã từng đồng hành với dân tộc trên mọi lãnh vực ích nước lợi dân, góp phần ổn định chính trị, kinh tế và văn hoá, ít tốn sức người sức của mà thành công.
Hiện nay chúng ta đang thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, tất cả đều do sự hy sinh đóng góp của các bậc tiền nhân của nhiều thế hệ, chứ không phải trong nhất thời mà thành nên. Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt thấy rõ tầm quan trọng của đất nước về sự khởi nguồn độc lập cho đến nay, đã phát động lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, không phải chỉ để gợi nhớ sự hào hùng của dân tộc, sự tự hào của dân tộc, mà là lật lại từng trang sử đầy oai hùng của cả nước mắt mồ hôi và xương máu của cha ông chúng ta đã đổ xuống, để mọi người quân cũng như dân thức tỉnh trước tiền đồ cao quý của dân tộc, mà biết trân trọng gìn giữ bảo vệ và phát huy.
Chúng ta thiết nghĩ kỷ niệm ngày thành lập MTTQVN không phải chỉ để vinh danh những gì đã làm được, mà là để nhắc nhở mọi người phải có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội đất nước. Chúng ta đang hiện hửu thừa hưởng kế thừa thế nào cho tương xứng với công lao mà tiền nhân đã để lại. Đất nước VN  tuy đã độc lập tự do, không phải chúng ta luôn được yên thân an phận đâu. Với đà phát triển kinh tế và hội nhập văn hoá toàn cầu, chúng ta phải đối đầu nhiều thách thức hơn nữa. Nào là môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa to lụt lớn bảo gió diễn ra thường xuyên, tệ nạn xã hội gia tăng, tai nạn giao thông, bệnh tật gia tăng, dịch bệnh hoành hành trong các đàn gia súc thường xuyên đe doạ tính mệnh và sức khoẻ con người, kinh tế cũng bị khủng hoảng báo động.  Đất nước chúng ta tuy đã qua cái nạn chiến tranh nhưng lại gia tăng các thứ nạn khác do chính chúng ta gây nên khiến cho đời sống con người trở nên bất an bất ổn. Trong gia đình nhiều cặp vợ chồng không chung thuỷ mất tin cậy lẫn nhau, con cái ngỗ nghịch bất hiếu với cha mẹ ông bà, anh em bất hoà tạo nên các sự lo sợ nghi kỵ là mối đe dọa sự bình an và hạnh phúc con người. Chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng bên cạnh lại sinh ra nhiều thứ bất ổn nan giải. Khí hậu, môi trường, bệnh tật, dịch bệnh, tệ nạn v.v là những kẻ thù không hình không dáng đang luôn rình rập chúng ta từ cá nhân cho đến gia đình và xã hội, không lúc nào là không có mặt các thứ nói trên.
Vậy bây giờ chúng ta làm gì đây để đối phó với những đều đã và đang diễn ra đến với ta và bà con chúng ta ? Ở đây chúng ta nói không phải chủ quan, mà là sự thật, chỉ có con đường duy nhất là làm theo lời dạy của Phật, thực hành 5 điều làm nên hạnh phúc và hoà bình của Phật giáo thì có thể chấm dứt các mối lo nói trên. Năm điều làm nên hạnh phúc  của Phật giáo là không sát, không trộm, không dâm, không dối, không rượu chè cờ bạc, cọng thêm pháp tri túc nữa. Tất cả mọi người thực hiện đủ năm điều thì từ gia đình cho đến xã hội đều hưởng thái bình an lạc.
Đối với Phật giáo, hạnh phúc và tự do không phải van xin mà được, Đức Phật chỉ cho chúng ta cách sống tự do, là hãy đứng bèn đôi chân và đi bèn đôi chân của chính mình, chứ không nên dựa dẫm vào đâu khác. Tâm ta làm chủ đời ta, không một thần linh nào ban phước trừ hoạ cho ta.

Vậy muốn có an lạc trong cuộc sống trong dân cư, chúng ta phải biết đoàn kết như theo lời dạy của Phật và thực hành con đường đạo đức thì không những tự thân chúng ta, mà gia đình xã hội đều cùng hoà điệu trong cảnh thanh bình an lạc.

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét