Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

NHỮNG ĐIỀU BÊN KIA CỬA TỬ


          Hiện tượng: “ người chết hồi sinh nói về thế giới bên kia cửa t”  là một đề tài đang được nhiều người nói đến. Các nhà thần học và khoa học đang tranh luận ráo riết, kẻ tin người ngờ nhưng càng ngày càng có nhiều bằng chứng xác nhận sau khi chết. Hầu như tất cả mọi người chết rồi hồi sinh đều có những kinh nghiệm   như sau:
          1. Không ai cảm thấy sợ hãi, đau đớn gì mà chỉ thấy nhẹ nhàng linh hoạt, thoải mái, ung dung và an lạc.
          2. Ai cũng thấy mình tách khỏi thân xác và có thể quan sát được thân xác đã chết của mình.
          3. Ai cũng kể rằng họ có thể di chuyển nhẹ nhàng, xuyên qua vật chất và đến bất cứ nơi nào theo ý muốn.
          4. Ai cũng cho biết họ có thể đọc rõ được tư tưởng của người khác.
          5. Ai cũng thuật lại những dữ kiện chung quanh một cách rõ rệt. Khi thoát khỏi thân xác họ vẫn theo dõi được câu nói của bác sĩ, y tá trong bệnh viện hay thân nhân họ hàng ở những nơi khác.
          6. Ai cũng kể rằng họ gặp lại bạn bè, thân quyến, cha mẹ anh em đã từ trần và những người này thường an ủi, giúp đỡ họ.
          7. Ai cũng nói về một đường hầm tăm tối, đen như mực có sức cuốn hút rất mạnh và một luồng ánh sáng rất đẹp ở cuối đường hầm.
          8. Ai cũng kể về sự tiếp xúc với một “Người”  toàn thân phát ra ánh sáng. Người đó nói là thiên thần, người cho rằng Thượng Đế, có người tin rằng đó là các đấng tiên Phật. Nhưng dù gọi bằng danh từ nào “Người” này thường đựợc toả ra một luồng ánh sáng rất đẹp, và bất cứ ai đến gần cũng đều cảm nhận được một tình thương rộng lớn, thanh tịnh, vô biên khiến ai cũng thấy được an ủi, thoải mái, sung sướng dễ chịu vô cùng.
          9. Ai cũng bày tỏ rằng họ không muốn trở về cõi trần nữa và khi phải trở về họ thường khóc sướt mướt.
          Đối với những người đã kinh nghiệm về sự chết thì không còn là điều đáng sợ nữa. Nhưng với những người chưa có kinh nghiệm này thì chúng ta phải có thái độ như thế nào?
          Ta hãy xác định rằng: mỗi người ai cũng phải chết, vấn đề chết là thời gian thôi, người chết sớm, người chết muộn, nhưng trước sau ai cũng phải chết. “ Khi người ta biết chấp nhận sự chết, người ta có thể thay đổi hẳn thái độ của họ đối với cuộc đời”.
          Biết chấp nhận sự chết là một bước tiến quan trọng. Để có thể chấp nhận nó dễ dàng, ta cần biết rõ đặc tính của cuộc đời này là vô thường. Tất cả mọi sự vật đều thay đổi, không có gì thường trụ vững bền. Với con người thì sự thay đổi này là một kiếp người nhưng thật ra chúng ta đã sinh ra và chết đi trong từng giây phút, vì trong mỗi giây phút có  biết bao nhiêu tế bào trong thân thể chúng ta sinh ra hay chết đi.Tất cả các sự vật trong trời đất đều dổi thay. Mỗi năm có bốn mùa, xuân qua Hạ đếnThu tàn Đông lại. Có ngày thì cũng có đêm, có sáng ắt có tối. Sự thay đổi biểu lộ trong vạn vật rõ rệt như vậy nhưng chúng ta đều vô tình hay mê muội vẫn chưa chịu chấp nhận nó. Đa số mọi người đều sống mà như chết, sống nhưng chẳng ý thức được sự sống bao nhiêu: sống hồ đồ và mơ hồ như một xác chết biết đi. Càng văn minh bao nhiêu, người ta càng sống vô ý thức bấy nhiêu. Tất cả dường như theo đúng một khuôn mẫu đã vạch, một chương trình đã soạn sẵn. Khi nhỏ thì lo học hành, trưởng thành thì lo kiếm việc làm, rồi lo lập gia đình, sinh con đẻ cái, lo mua nhà xe cộ, đến trung niên thì lo đạt được chút danh vọng, tài sản, lo du lịch, giải trí với bạn bè, rồi trả nợ cho ngân hàng hình như ta chỉ biết “Lo” thôi chứ không biết  “Sống”. Vì cứ mãi như thế lo như vậy nên để tự trấn an, họ dành tất cả năng lực, tâm huyết cuộc đời để tích trữ tài sản, vật dụng, tiện nghi vật chất hay một chút danh vọng hảo huyền. Nhưng đã có rồi thì sợ lại mất đi nên mục đích của cuộc đời chỉ là làm sao cho bảo đảm an toàn cho những thứ mà họ thu thập tích luỹ được. Mỗi khi có chuyện gì xãy ra, họ vội vã tìm cách giải quyết tật nhanh, thật chóng để không phải giáp mặt với những gì bất trắc có thể vượt ra ngoài khỏi tầm kiểm soát của họ. Cuộc đời cứ thế trôi nổi với những nỗi lo lắng kéo dài cho đến khi một biến cố trọng đại nào đó xãy ra như bệnh tật- tai nạn hay tuổi gia sức yếu thì người ta buông xuôi hai tay, bất lực. Người Tây phương vẫn được tiếng là “Thực tế ”, phải chăng “Thực tế” là nhắm mắt làm ngơ, từ chối không dám giáp mặt với sự thật rằng cuộc đời vốn vô thường, kể cả tấm thân tứ đại này đã sinh ra ắt cũng phải chết  đi. Người Tây phương không muốn nhắc đến sự chết hay đời sống bên kia cửa tử vì nó không phù hợp với xu hướng “lo toan” của họ. Chết là điều bất ngờ, mà họ không thể lo được. Đời sống ở cõi bên kia là một cái  gì mơ hồ mà họ không thể tính toán trước.
          Có lẽ vì thế khuynh hướng hiện nay của con người là náo động. Họ lăn xả vào hết việc này đến việc khác, lý do nêu ra là để kiếm sống nhưng đủ sống rồi họ vẫn tiếp tục bận rộn với những hoạt động khác mà họ gọi là để giải trí. Thực ra rự náo động này chỉ là một hình thức để che dấu những bất an, những lo lắng mà họ không thể giải quyết được, để lấp đi những sự thật mà họ không muốn giáp mặt trước khi nó xảy đến. Nếu chúng ta biết dừng lại và nhận định thật kỹ những hoạt động hằng ngày của chúng ta có bao nhiêu việc quan trọng chúng ta vẫn làm ? Chúng ta tự đặt cho nó những danh từ thật kêu như “ bổn phận” ,“ trách nhiệm” rồi than không có đủ thời giờ cho việc khác. Hãy khoan nói đến những việc lớn lao to tác mà ngay cả đến những việc thông thường như việc nhà, cũng đủ làm cho chúng ta bận rộn quay cuồn rồi. Buổi sáng vừa thức dậy đã lo trăm thứ chuyện, làm công tác vệ sinh cá nhân, rửa chén bát ăn ngày hôm trước, làm bữa sáng cho gia đình, pha trà hay cà phê, thấy trong gia đình thiếu đường, muối hay gạo, củi ... lại lo chạy ra chợ mua, cho chó mèo ăn trước khi đi làm việc. Khi đi làm về lăng xã vào bếp lo nấu nướng , rồi giặt giủ quần áo , quét dọn nhà cửa ... sau đó dành chút thời giờ đọc báo xem phim ... và cứ như thế nhu cầu tăng lên theo đà quảng cáo. Đó là chưa kể việc phải nghe điện thoại khi người ta gọi đến, những chuyện ngồi lê đôi mách, những tin đồn to nhỏ về người này người nọ. Thật là biết bao nhiêu trách nhiệm “ phải làm” phải chăng chính vì vậy mà chúng ta đã vô tình tỏ ra “vô trách nhiệm” đối với chính bản thân mình ? những bận rộn đó đã cuốn hút chúng ta vào một guồng máy phức tạp khiến chúng ta không còn kiểm soát được cuộc đời của mình nữa. Đôi khi chúng ta tự hỏi:  Phải chăng đời sống chỉ là như vậy? Nhưng hỏi chỉ để mà hỏi, rồi chúng ta vẫn tiếp tục bận rộn, chạy đuổi, lo toan như thế cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.
          Phải chăng thảm kịch của nhân loại hiện nay là người ta cứ chạy đi tìm kiếm hạnh phúc qua những hình thức bận rộn, lăng xăng và tin rằng mọi vật mà họ nhìn thấy không bao giờ thay đổi hay thường trụ vững bền. Biết bao nhiêu người đã để cho cái náo động của xã hội này chi phối và sự náo động này phải chăng là một quảng cáo chế độ của những vô minh lầm lạc từ căn bản? Người ta không còn biết sống thoải mái, sống cho đúng với ý nghĩa của sự sống nữa, mà chỉ biết lo lắng để sống thôi. Khi còn nhỏ đi học, họ tin rằng nếu tốt nghiệp có bằng cấp cao thì họ sẽ sống cho ra sống. Lúc tốt nghiệp có bằng cấp thì họ tin rằng phải lo tìm việc làm tốt, lương cao thì sẽ sống thoải mái hơn. Rồi cứ thế, họ trì hoản việc sống thoải mái lại, y như người khất nợ, hoặc bằng hình thứ này hay bằng lý luận khác. Nào là phải có nhà cao cửa rộng, nào là phải có xe hơi sang trọng, nào là phải có gia đình, rồi phải có sự nghiệp địa vị, tài sản hay danh vọng ... cho đến giờ phút cuối đời, họ vẫn không biết rằng mình đã bị chính cái thái độ lo lắng kiếm sống kia dối gạt.
          Rama Krishna một đạo sư nổi tiếng của Ấn Độ , đã nói: “ Nếu người ta chỉ  bỏ một phần mười năng lực, công sức mà họ theo đuổi trong việc tìm kiếm danh vọng, tiền tài, sắc đẹp ... vào những việc tinh thần thì họ có thể đắc đạo ngay trong cuộc đời này”. Một phần mười không phải là một cố gắng quá lớn lao nhưng đã mấy ai làm được như vậy?
          Milare Pa. một đạo sư kiêm thi sĩ nổi tiếng của Tây Tạng, đã làm một bài thơ như sau:” Hoạch định kế hoạch cho đời sống tương lai giống như người đi câu cá trên cạn,sẽ không bao giờ bắt được cá. Tốt hơn hãy sống trọn vẹn trong hiện tại, bỏ đi hoài niệm về quá khứ và dự phòng cho tương lai. Biết sống trọn vẹn thì khi chết sẽ được trọn vẹn. Giờ phút cuối đời sẽ là những giây phút an lạc, đẹp đẽ như vầng trăng sáng vằng vặc trên đỉnh Tuyết Sơn.
                    
é é é é é

LY  BIỆT  KHÔNG  DỪNG

Nghiệp cha mới vừa buụng con bắt
Hết chỏu rồi kế chắt nối truyền
Cứ như thế đú lưu liờn
Gõy nờn một mối thảm duyờn nhiều đời
Cha mẹ chết con rơi nước mắt
Con chết thỡ chỏu chắt khúc rũng
Vợ thỡ chan chứa vỡ chồng
Chồng thỡ vỡ vợ đụi dũng lệ rơi
Nước mắt ấy từ đời vụ thuỷ
Bốn biển to đem vớ khụng cựng
Tử sinh sinh tử khụng ngằn
Dõy oan đỏng sợ, nợ trần đỏng ghờ .
é é é é é
( Trớch Khoỏ tu Phật thất _ Thớch Chõn Tớnh - Chựa Hoằng Phỏp )


NHỮNG ĐIỀU BÊN KIA CỬA TỬ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét