Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA


      Ngài  giáng sinh năm 624 trước Tây lịch, tại nước Ca Tỳ La, ở miền Bắc xứ Ân Độ, dưới chân núi Hy Mã Lạp nay thuộc lãnh thổ nứơc Nepal.
      Khi mới sinh ra Ngài tên  Tất Đạt Đa, phụ vương Ngài là Tịnh Phạn, vua thành Ca Tỳ La. Mẫu hậu Ngài là Ma Gia phu nhân, Ngài thuộc giòng họ Cù Đàm nên đời thường gọi Ngài là Tất Đạt Đa Cù Đàm .
     Ngài xuất gia 29 tuổi, tu khổ hạnh 6 năm, thành đạo lúc 35 tuổi, thuyết pháp độ sanh 45 năm, nhập Niết bàn lúc 80 tuổi, tức trước Tây lịch 544 năm tại rừng Ta La Song Thọ, gần thành Câu Thi Na .
    Lúc nhỏ Ngài  đã đủ tài năng trí thức và đức hạnh. Nhiệm vụ đối với gia đình và dân tộc Ngài không thiếu. Điều cần nhấn mạnh là đau cái đau của mọi người và cười cái cười của mọi người, nên Ngài đã khuếch đại nhiệm vụ mãnh liệt nhận lấy trách nhiệm giải phóng con người. Đó là lý do xuất gia tu tập mà Ngài đã thành công .
      Nhưng đức Phật Thích Ca có những đặc tính gì và bằng cách nào để đạt đến thành công ? Trong kinh nói : Một đức Phật phải có ba điều :
     1- Đoạn đức : Tức là người đã diệt hết những động lực tiềm tàng của tham, sân, si ba thứ độc căn bản gây ra tham tàn, giết hại và manh động .
    2- Trí đức : Tức là người đã giác ngộ tận cùng tất cả hiện tượng riêng rẽ và các đặc tính tương quan của vạn hữu, không mặt nào không chứng ngộ, nghĩa là thể nghiệm  được tính chất của vạn hữu, biết rõ biến thái của hiện tượng và hoạt dụng được năng lực của các pháp .
     3- Ân đức : Tức cứu độ bình đẳng và cùng khắp tất cả chúng sanh, nghĩa là “ làm cho chúng sanh chuyển mê khai ngộ, bỏ ác làm lành, hết khổ được vui ” .
     Do ba đức tính nầy, cấu tạo thành một đức Phật, tức khả năng giác ngộ mà ai cũng sẳn có. Nhưng để phát huy trọn vẹn ba đức tính ấy nói trên phải có các năng lực : Dũng , Trí  và Bi .
    1- Dũng : Là năng lực thực hiện đoạn đức, tức phải có ý chí dũng mãnh quyết liệt, mới thực hiện được trọn vẹn phần đoạn đức.
     2- Trí : Năng lực thực hiện Trí đức, tức xử dụng trí tuệ cao tột vượt ngoài trí tuệ bình thường để đoạn trừ các thứ xấu ác. Đồng thời lợi lạc chúng sanh, nghĩa là biểu hiện cụ thể phần trí đức.
     3- Bi :  Năng lực thực hiện ân đức, tức ứng dụng lòng từ bi rộng lớn bình đẳng thuyết pháp độ sanh. Công hạnh này vượt ngoài nhân ngã. Đây là hiện thật của phần ân đức .
      Bi, Trí , Dũng là ba hành động cụ thể của Phật tánh được biểu hiện bên ngoài. Đức Phật đã phát huy đầy đủ tận cùng Bi, Trí, Dũng nên Ngài đạt đến quả vị Phật Đà. Chúng ta hàng tại gia vốn có Phật tánh quyết chí phát huy tánh đó để đạt đến quả vị như phật.
     Nhưng người tại gia thực hiện việc mong cầu Phật quả trong bước đầu tiên bằng cách nào ? . Công cuộc thực hiện đầu tiên là nhắm vào sự hoá cải nhân cách, gia đình và xã hội của mình, như trong mục đích người tại gia đã xác định.
    Đây là cơ bản địa vị Phật Đà, cơ bản này mà thiếu, là thiếu tất cả ./.

d Y c
   Bài đọc thêm : Đức Phật là người hướng đạo, Ngài chỉ cho ta con đường giải thoát. Không có một công thức nào bí hiểm hay kỳ dị nào giúp ta thoát khổ. Mỗi một chúng ta phải tự thanh lọc tâm vì những luyến ái trong tâm đã làm cho ta đau khổ.
       Trí tuệ là một sự hiểu biết không thể dùng lời để diển đạt, là một loại trực giác có được qua kinh nghiệm thực hành . Không phải là sản phẩm của tư tưởng hay quan niệm . Nó là liễu ngộ tức thời chân tướng của sự vật Vô thường, Khổ ngã .

d Y c

ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét