Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

NGƯỜI TẠI GIA LÀ THẾ NÀO?


          Trước hết người tại gia phải hiểu từ ngữ của mình và từ ngữ này nói lên lý tưởng và cuộc sống của đời mình.
          Tại gia tức không tách rời gia đình, không ngoài hình thức sinh hoạt của thế gian mà thực hiện phật pháp cơ bản ngay trong cuộc sống này. Nói như vậy chưa phải đã gói trọn điều phải biết và phải làm của người tại gia. Nhưng cũng có thể cho ta thấy được sự quan trọng của nó.
          Chính hình thức sinh hoạt của người thế gian mới là vấn đề đức Phật chú ý, mà căn bản là con người. Sự sinh hoạt này đối với đức Phật chối bỏ hay ưa thích không thành vấn đề. Điểm chính là sự sinh hoạt có thể hoá cải được, mà người tại gia trực tiếp hoá cải nó.
          Hình thức sinh hoạt của con người theo phật giáo có hai chiều:
          1) Xuôi chiều theo dục vọng và bản năng, không có tí gì lương tâm và lương tri, chính nó là nguyên nhân phá hoại sự sinh tồn của con người.
          2) Sống có ý thức, biết nghĩ hạnh phúc mình và nghĩ đến hạnh phúc chung của người khác. Đó chính là sự sinh hoạt đúng với nguyên lý của nó.
          Sống theo chiều hướng thứ nhất, dầu có mang tên phật tử vào mình cũng vẫn là “người thế gian”.
          Sống theo chiều hướng thứ hai, tức đem chánh pháp Phật áp dụng trong sự sinh hoạt đời người, sống như vậy là “ người tại gia”.  Khi chấp nhận làm người tại gia trong hàng phật tử là đã làm một cuộc tái sinh cho đời mình, tức là bỏ sống theo dục vọng và bản năng, mà sống đời sống có lý tưởng chân thật và  hữu ích.
          Trong phật pháp, người tại gia không kể tuổi tác giai cấp hay nam nữ đều phải hiểu rõ đời mình, hiểu được lý tưởng nào mình phải có và nhất là quyết chí sống theo lý tưởng đó, được như vậy là người tại gia. Bởi vậy trong tổ chức người tại gia đức Phật không hạn chế tuổi tác, nam nữ, giai cấp hay chủng tộc mà chỉ quy định có hai phần: đàn ông gọi là Ưu Bà Tắc, đàn bà gọi là Ưu Bà Di.
d Y c

NHỮNG  ĐIỀU  TIẾN  BỘ  ĐẠO  ĐỨC

          Đây là 10 điều tăng thêm, phát triển đức nghiệp cho người phật tử tại gia. Người tại gia phải chí tâm thọ trì:
          1. Quy y Tăng rồi, thì Tăng vui mình vui, Tăng khổ mình khổ.
          2. Thân và khẩu thanh tịnh.
          3. Lấy đạo làm gốc, nghĩa là mỗi khi làm việc gì phải noi theo đạo lý làm điều  tối trọng hơn hết, không bao giờ quên.
          4. Ưa thích bố thí, tuỳ sức mình, nghĩa là có ít cho ít, có nhiều cho nhiều, không để lòng bỏn xẻn làm chủ.
          5. Siêng năng trong việc học hỏi thấu rõ lý đạo của phật đã truyền dạy.
          6. Có chánh kiến, nghĩa là có trí tuệ thấy biết điều phải lẽ thật.
          7. Tránh xa những người không có ý quyết định, không tin kẻ tà thuật, cho mình hoạ phước, chỉ tin lý nhơn quả, làm lành được vui làm ác phải khổ.
          8. Không quên Tam Bảo, dầu gặp nạn đến nơi hại mình cũng chẳng hề xu hướng theo kẻ khác mà kính họ làm thầy, bảo họ hơn Tam Bảo.
          9.Mến sự đồng ý cùng nhau.
          10. Tu hành chính chắn theo phật pháp.
Những người phật tử tại gia hết lòng sống theo 10 điều ấy, thì mình mau có kết quả trong việc tu học, cũng là hạt giống lành gieo ở Niết Bàn.


d Y c

NGƯỜI TẠI GIA LÀ THẾ NÀO? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét