Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ VÀ NGOẠI GIAO CỦA NHÀ TIỀN LÊ



Việt Nam là nước luôn luôn bị nạn xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc vẫn mang tính thường trực, trong đó các triều đại độc lập đầu tiên ( Ngô-Đinh ) đang còn non trẻ, chính sách cai trị, luật pháp, kỷ cương phép nước đang còn phôi thai, dễ dẫn đến nội bộ triều đình phân hoá mâu thuẫn.
Trước tình thế như vậy, vào buổi đầu khởi nghiệp, vua Lê Đại Hành đã mời thiền sư Đỗ Pháp Thuận tham gia vào việc trù định kế sách của triều đại. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là người được vua Lê Đại Hành kính trọng bậc nhất trong các thiền sư lúc bấy giờ. Không những vua Lê Đại Hành đã đặt hết niềm tin ở thiền sư  Pháp Thuận , khi đem văn thư giao phó cho sư, đặc biệt vua Lê Đại Hành  đã tham vấn sư về vận nước. Khi hỏi về vận nước thiền sư Pháp Thuận đã trả lời vua Lê Đại Hành bằng bài kệ :
Quốc tộ như đằng lạc        :      Vận nước như mây quấn
Nam thiên lý thái bình       :      Trời nam hưởng thái bình
Vô vi cư điện các               :      Vô vi trên điện các
Xứ xứ tức đao binh            :       Chốn chốn dứt binh đao
Sự xuất ngôn của thiền sư Pháp Thuận với bài kệ trên đây đặt trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nguy cơ của cả thù trong lẫn giặc ngoài, vận mệnh triều đại đang bị đe doạ nghiêm trọng. Bằng trí tuệ thiên tư, sự nhạy bén về chính trị, thiền sư Pháp Thuận đã khẳng định rằng, để đất nước được thái bình, triều đại trường tồn, điều quan trọng nhất là toàn dân đoàn kết ( cuộn mây). Nếu từng cá nhân riêng rẽ giống như từng sợi mây tất sẽ trở nên yếu đuối không tránh khỏi bị tiêu diệt mỗi khi kẻ thù ngó tới, nhưng khi toàn dân đoàn kết như một cuộn mây thì không một kẻ thù nào địch nổi.
Về sau nhân dân ta có câu “ Đoàn kết là sống, chia rẻ là chết ”, và cũng từ đó Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh thêm ý đó :
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
 Thành công, thành công , đại thành công . ”.
Không chỉ toàn dân đoàn kết, mà hơn thế nữa, để toàn dân đoàn kết  thiền sư Pháp Thuận đòi hỏi bậc nhân chủ phải hành xử vì quyền lợi nhân dân, tức là phải vô vi. Tức là cẩn thận không kiêu ngạo, là hạnh của học sĩ, bỏ lòng dơ ân ái, không lấm bụi của sáu tình, không để các ái nhỏ như tóc tơ che giấu, trong lòng thì các niệm lắng diệt. Vô vi mới tạo được niềm tin trong nhân dân, để từ đó họ xả thân bảo vệ đất nước vương triều.
Ý tưởng đoàn kết toàn dân, bậc nhân chủ phải vì quyền lợi của nhân dân mà hành động được thiền sư Pháp Thuận trả lời vua Lê Đại Hành cách đây hơn 10 thế kỷ được xem như là một luận điểm chính trị vượt thời gian và không gian. Đây chính là bí quyết để đất nước thái bình, nhân dân an lạc. Nó đã trở thành một di sản quý báu của dân tộc, được phát triển qua dòng thời gian và trở thành chiếc “ gươm thần ” để nhân dân ta quật đổ bao kẻ thù hung bạo, giữ vững được nền tự chủ của đất nước.
Trên mặt ngoại giao, sự đóng góp của Thiền sư Pháp Thuận cũng hết sức nổi bậc. Mùa xuân năm Đinh Hợi (987 )nhà Tống phái sứ thần Lý Giác qua VN. Vua mời thiền sư Pháp thuận giả dạng làm người chèo đò đón Lý Giác. Lý Giác là người rất giỏi văn chương. Nhân lúc trên sông nước có hai con ngỗng bơi trên mặt nước, Lý Giác vui ngâm:
Nga nga lưỡng nga nga              :   Ngỗng ngỗng cả bầy ngỗng
Ngưỡng diện hướng thiên nha    :   Ngữa mặt ngó ven trời.
Thiền sư Pháp Thuận đang cầm chèo liền nối vần ngay :
Bạch mao phô lục thuỷ               :  Lông trắng phơi dòng biếc
Hồng trạo bãi thanh ba               :  Sóng xanh chân hồng bơi.
Lý Giác nghe hai câu của Pháp Thuận vô cùng thán phục, và Lý Giác làm một bài thơ tặng thiền sư Pháp Thuận với ý Lý Giác tôn trọng vua VN như chúa của Lý Giác không khác.
Sự ứng xử ngoại giao của thiền sư Pháp Thuận, đã khiến cho Lý Giác đi từ chổ thán phục thần dân Đại Cồ Việt đến sự ngưỡng mộ vua Lê Đại Hành không khác hoàng đế triều Tống.
Trong ý sâu xa của bài thơ Lý Giác là một lối chơi chữ, mang tính cách kiêu ngạo của sứ thần nhà Tống, không chỉ riêng Lý Giác mà là thái độ phổ biến của sứ thần phương Bắc. Ý Lý Giác xem vua và thần dân nước Đại Cồ Việt như là bầy ngỗng đang ngẫng mặt hướng về thiên triều thần phục. Ngôn ngữ ngoại giao mà Lý Giác sử dụng thoạt nhìn thật là nhẹ nhàng, bay bổng, song nhìn kỷ quả thực là một  sự nhục mạ, một thách thức lớn lao đặt ra với thiền sư Pháp Thuận.
Với một trách nhiệm công dân, cao hơn là một thiền sư đối với nước đại Cồ Việt, thiền sư Pháp Thuận hiểu thâm ý của Lý Giác nhưng vẫn thái độ ung dung tự tại, nối vần một cách sắc sảo, để từ hai câu thơ của Lý Giác thành một bài thơ hoàn chỉnh. Nhưng sự nối vần của thiền sư Pháp Thuận ở đây không chỉ đơn thuần về mặt thi ca mà phải được hiểu đây là một thái độ ứng xử chính trị trên phương diện ngoại giao.
Lông trắng phô màu biếc
Sóng xanh chân hồng bơi.
Lông trắng ở đây được hiểu là sự công khai ( bạch hoá ). Một sự công khai được phô bày nơi công cộng ( lục thuỷ ). Ở đây thiền sư Pháp Thuận muốn tỏ cho sứ thần Lý Giác hiểu rằng Đại Cồ Việt đã giành được độc lập và công khai độc lập này đối với thiên triều qua Lý Giác. Và nếu có chăng một thế lực nào đó , dù là thiên triều đi nữa, với âm mưu xâm phạm nền độc lập, nhân dân Đại Việt sẳn sàng đứng lên bảo vệ bằng sức mạnh của mình (hồng trạo ) Hồng trạo ở đây hiểu là đôi chân hồng, thuyền lướt sóng được nhờ mái chèo, ngỗng bơi được nhờ đôi chân. Có nghĩa là Đại Cồ Việt sẽ vững bước lướt qua mọi phong ba bảo táp mà tiến lên bằng sức mạnh chính mình ( màu hồng tượng trưng cho sức mạnh ).
Qua một giai thoại câu chuyện ngoại giao trên, chúng ta thấy sự khôn khéo tinh anh của các bậc tiền nhân, không những giỏi về ngôn ngữ mà giỏi nắm bắt được thâm ý của đối phương khiến cho đối phương phải nể phục không còn khinh miệt con người VN và đất nước VN. Ở đây chúng ta thấy giá trị của văn học và ngôn ngữ đã khiến cho giặc thù phải kính nễ không gây hoạ xâm lăng, đất nước thanh bình nhân dân an lạc.

Không những ngày xưa VN có nhiều chất xám giá trị không lường, mà ngày nay dân tộc VN luôn có rất nhiều con người như thế, nhưng chúng ta chưa  khai thác và sắp đặt cho họ đứng đúng vị trí của họ mới có hiệu quả tốt. Hiện nay các công ty nước ngoài họ thừa cơ dân ta nghèo nên họ bỏ tiền mua hết chất xám của dân nước ta. Vậy đây cũng là cái nạn chảy hết chất xám, chất xám khô cạn con cháu chúng ta chỉ làm thuê làm mướn lại cho người khác trên mãnh đất thương yêu của mình. Vì thế để bảo vệ chủ quyền đất nước và sự thịnh vượn lâu dài chúng ta cần phải đầu tư cho những con người có chất xám đặc biệc để góp phần giữ vững chính trị, kinh tế và văn hoá. Một đất nước văn hoá yếu kém thì kinh tế chính trị cũng yếu theo, cho nên cần phải đầu tư thật sự cho nền giáo dục nhân bản của nước nhà.

CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ VÀ NGOẠI GIAO CỦA NHÀ TIỀN LÊ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét