Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

PHÁP ỨNG XỬ


   1 - THỔ LỘ CHÂN TÍNH :
        Trong các cử động vô ý thức là hao tổn khí lực hơn hết, chỉ có sự thố lộ chân tình là nên trừ khử trước nhất.
      Bất kỳ ở chổ nào, trong trường hợp nào, tốt hơn ta hãy lặng lẽ làm thinh. Ta phải gắng sức, vì đó là một sức mạnh, không phải dễ gì kiềm thúc. Ví như mỗi một lời nói, mỗi một cử động, mỗi cái múa tay, múa chân vô ích mà kiềm lại được là thêm cho mình khí lực đó. Đừng lãng phí khí lực của ta trong những câu chuyện vụn vặt bàn tán những câu chuyện hằng ngày, phê phán người kia người nọ, Đừng tưởng đó là  mất vẻ giao thiệp, chính đó là cách bớt những cử động vô ích cho mình và cho người. Khi nào cần phải nói thì hãy nói, nói một cách có ý thức, lựa lọc từng lời, phải thay vào những câu ngớ ngẩn, bằng những câu có ý nghĩa. Đừng nên cải lẩy vô ích với ai cả. Nếu ta biết trước rằng không ích gì cho hai bên thì hãy nên làm thinh. Nhất là đừng bao giờ vô tình để người ta bắt buộc mình phải nói. Trong khi nói đừng hấp tấp vội vàng, thủng thẳng mà nói, nói cho rõ ràng, quả quyết. Trong mỗi ngày phải thâu hút, kiểm soát lời nói lại. Đừng lẫn lộn sự nói nhiều và ít nói. Có người suốt đời nói mãi, mà vẫn như chưa từng nói . Có kẻ suốt đời ít nói nhưng mà nói nhiều nhất . Còn có kẻ suốt đời không nói một lời, mà hễ nói ra toàn là những lời vô ích, hoặc đi gieo sự nghi ngờ, sự tan rã, sự cừu thù giữa con người. Họ chính là kẻ nói rất nhiều. Nhưng cũng đừng sa vào thái quá. Những kẻ tâm trí sâu hiểm họ thấy hại cho kẻ khác cũng vẫn làm thinh. Cái đó không phải thu nhập khí lực bằng cách giày vò của sự ghen ghét, của ác tâm . . .ở ngoài thấy hoà hoản nhưng nơi bên trong là một sức phá hoại ghê gớm mà ta không dè, cái không nói của người điềm đạm không có ẩn một ác ý gì khác .
                                                       **     **      **
   HIẾU DANH : Chúng ta nói nhiều thường là do nơi tấm lòng tự đắc nó xúi ta như thế. Ta kiếm đủ cơ hội để tỏ cho chung quanh thấy ta là giỏi, là hay để thoả mãn cái lòng tự đắc, hiếu danh của mình. Không phải những sự phách lối, thô kệch của sự khoe khoang mình một cách tinh vi, ta thừa đủ cơ hội để khen người nầy, tặng người kia nhưng rốt lại người được khen ấy là bầu bạn, anh em, học trò hoặc con cháu ta.
      Cứ quan sát kỷ chung quanh, ta sẽ thấy trong câu chuyện hằng ngày, ít có ai tránh khỏi cái tánh hiếu danh đó. Nhứt là mình , phải kiểm soát cho kỷ lời nói, đừng để sa vào hướng đó .
   NÓNG  NẢY : Bất kỳ là ở trường hợp nào, chúng ta đừng bao giờ biểu lộ ra sự nóng nẩy, bực tức. Dầu phải đứng trước sự khiêu khích thậm tệ, hãy giữ thái độ trầm tỉnh. Nên tự nhủ “ nếu ta giận là ta mắc kế . Bởi ta không vừa ý họ, nên họ muốn trả thù ta bằng cách làm cho ta bực tức, đau đớn . . . nhất định ta không để cho ai lợi dụng và sai khiến ta như một con vật thụ động ”.  Đó là những xúc cảm vô ích về tình cảm. Ta phải kiểm soát nó cho kỹ và dẹp trừ nó, đừng cho nó lộn vào các hành động có ý thức của ta hằng ngày. Đây là một phương pháp đối trị sự nóng nảy.
   SỰ XÚC ĐỘNG VỀ CẢM GIÁC : Tư tưởng của ta sở dĩ hoạt động là nhờ những nhận thức của ngũ giác quan. Đem những cảm giác ấy mà giải phẩu, lý luận là một điều rất hay cho sự tự chủ của ta .
       Sau nầy về những xúc động do ngoại cảnh gây ra,  ta nên biết hình thái của ngoại cảnh thường làm cho bên trong ta biến đổi. Giả sử ta đi vào trong một quán nước, một đền thờ, một cơ quan chính quyền. . . không phải tâm hồn ta có một cảm giác như nhau: ví dụ vách sơn, bàn ghế, hình ảnh v.v..gây nơi lòng ta một cảm giác trang nghiêm tôn kính mà ta không thể có được khi bước vào quán nước trong làng .
      Nếu sự bất ngờ xui ta đến nmột đền thờ hay ta chứng kiến một cuộc cúng mạng ghê tợn nào tự nhiên ta xây mặt đi chổ khác. Đó là một cử động ở dưới quyền của ý thức. Hoặc có khi cách ăn mặc, dáng đi đứng của người, khiến ta đối đãi với họ, có những cử chỉ như thế này hoặc như thế  kia. Thí dụ : Trời sẩm, khí lạnh bên ngoài làm cho tinh thần ta uể oải buồn chán. Nhiều vật sờ đến khiến ta khó chịu hay sợ sệt. Có người sợ da cóc, sợ sâu, sợ dế. . . một cách hết sức vô ý thức. Điều cốt yếu là không phải ta đi tìm nó, nhưng nếu ta gặp nó thì hãy trấn tỉnh lại ngó ngay vào nó và đừng sợ nó nữa. Dùng lý luận mà thắng những cử động vô ý thức đó. Ví dụ như sự náo nhiệt của xe chạy hay máy rồ. . .làm cho thần kinh ta khó chịu. Đừng nhăn mặt nhíu mày tỏ vẻ bực bội khó chịu gì cả. Hảy lẳng lặng nghe từng tiếng động của nó, bạn sẽ thấy rồi cũng không có cái chi mà là khó nữa .
      Nếu có một hơi nồng, hôi hám, hãy tìm cách ngay từ gốc làm cho hôi thúi ấy đi nơi khác, nếu ta biết nó có hại, thì đừng có sợ mà bịt mũi, nhăn mày. Hãy tự nhũ “ Ta không để cho cái vật vô nghĩa này làm náo động lòng ta”. ăn uống ta chê món nầy ưa món nọ. Nếu biết món ăn này có ích cho ta nhưng ta không thích thì hãy cứ ăn món ấy mà tự nhủ : “ Ta nhất định không để thị dục ta ưa muốn cái điều ta biết là không có ích ta không nên để dục vọng làm chủ lấy ta nữa.
      Đang lúc thèm thuồng, một món ăn ngon lành làm kích động sự nhiễu dãi thế mà ta thắng được cũng không phải chuyện dễ dàng. Đây là một lối tự chủ lấy thị dục của mình. Toàn là những việc nhỏ nhặt, tuy vậy các bạn cũng nên biết, một cục đá , một giọt nước nhỏ, nhưng nhiều cục đá, nhiều giọt nước mới làm nên trường sơn đại hải, một bước là ngắn, nhưng nhiều bước gộp lại thì ngàn dặm cũng không xa. Vậy các bạn nên lưu tâm đến từng sự xúc động và cảm giác của mình .
   THÁI ĐỘ VÀ CỬ CHỈ :Trước hết ta phải nhất định gìn giữ kỷ cương không cho mặt lộ vẻ kinh ngạc, hay bực bội vì những khó chịu do giác quan ta nhận thức nghe một tiếng động to và bất ngờ đúng giựt mình hay la hoảng, hảy trấn tỉnh ngay và im lặng, thấy cái gì lạ đừng tỏ dấu ngạc nhiên, hay kinh khủng. Đi xem hát, những lúc nhiệt hứng đừng la lối om sàm, rủi có đụng chạm, hay té ngả, cũng cứ thản nhiên đừng nhăn mày, nhíu mặt tỏ dấu đau thương, đừng để ai tội nghiệp cho mình cả. Đi xem nếu chờ đợi, cứ thản nhiên đừng tỏ vẻ bực mình. Bất kỳ là ở chổ nào, trường hợp nào khó chịu cũng phải khéo lợi dụng nó để luyện tập cử chỉ điềm tỉnh của mình.
      Đừng tưởng lầm như thế là tỏ ra mình nhu nhược, có một cử chỉ tiêu cực, thụ động. Trái lại, người như thế là người dũng mãnh nhất trên đời, đối với những xúc động về tinh thần, cũng nên lấy một cử chỉ ấy mà đối phó. Có ai nhục mạ mình, hoặc làm phật lòng mình, hảy điềm nhiên, đừng tỏ dấu chi khó chịu cả. Nếu cần phải trả lời, hảy ung dung tươi tỉnh mà trả lời, vắn tắc và thản nhiên, đừng cho sắc mặt biến đổi theo mối cảm của tâm mình. Bất kỳ là một sự vật nào, bất kỳ là một người nào hãy tập ngó ngay thẳng bằng cặp mắt lạnh lùng quả quyết. Phản ứng lâu ngày rồi thì ta sẽ thấy chung quanh người hay vật, không còn có ảnh hưởng gì đối với ta như xưa nữa cả. Trí chí kiên tâm, một ngày một chút đừng nản lòng, đừng gián đoạn. Một ngày kia không xa đây, các bạn sẽ thấy đời mình thay đổi mới lạ./.
      LỄ ĐỘ : Đừng tưởng lầm, lễ phép đặt ra là để làm phiền rộn người đời. Mặc dầu nó kiềm thúc hành vi chúng ta, về mặt điêu luyện, điềm đạm, trong bước đường đầu phải cần đến nó rất nhiều .
     Tín đồ của điềm đạm, trước hết phải là một người lễ độ nhu nhã hết sức. Người lễ độ nhu nhã đúng mực là người khéo tự trị lấy những náo động nhất thời, những cử chỉ nóng nảy, những lời nói vụt chạc. Dẫu giận tức đến đâu, lễ độ buộc ta phải thản nhiên đừng tỏ vẻ thô tục cộc cằn. Kẻ thô lỗ, bất kỳ là trong thái độ nào hay lời nói, là kẻ còn sống trong thiên tính của loài vật, chưa biết tự chủ. Người xưa sở dĩ quá chú trọng về lễ, là vì muốn gìn giữ sự giao dịch giữa loài người, đừng có xô xác. Lễ là để kiềm chế tư dục. Đời càng văn minh chừng nào thì lễ càng tinh mật và đơn giản hơn chừng ấy.
      Lễ phép tuy đối với kẻ điềm đạm là một điều trở ngại cho tinh thần tự do. Nhưng đối với những kẻ chưa điềm đạm, kẻ còn bị tính dục và ích kỷ thống trị nơi lòng, thì nó là một cương kỷ đầu tiên rất cần thiết.
      Lễ phép đây tôi muốn nói những cách nhã nhặn, điềm đạm, dùng để kiềm thúc những cử chỉ náo động của tính dục như nóng nảy, vụt chạc v.v.. Dầu ở trong hoàn cảnh trái ngược đến đâu, cũng không quên lễ độ đó mới thật là lễ, quí vị đừng quên và hiểu lầm sự xả giao dùng những câu làm thuận lòng đẹp ý. Đó là sự nịnh hót, không phải là lễ độ thật sự cũng là những cử chỉ háo danh của người đời. Con người lễ độ theo tôi nghĩ là người không bao giờ vô lễ với ai cả, mặc dù người ta hết sức khiêm nhã với mình dù bị người khác làm nhục nhả mình mà tâm không nghỉ để trả thù. Dù cho người mắng nhiếc mình, mà mình mắng lại, người ta đánh mình mà mình đánh lại, rồi cứ cho rằng mình khôn và anh dũng, như vậy thì thật là sai lầm phải nghỉ rằng. Nếu kẻ mắng ta là người không tự chủ, nếu ta phải đánh lại chứ không chịu thua thì vô tình ta là kẻ ngang hàng với người ấy hay sao ? Đó là cái dũng của phàm phu. Còn chúng ta nên nghỉ rằng, dù trong trường hợp nầy vẫn giữ lễ độ, không vì người ta nhục mình mà chịu khuất thân làm kẻ tiểu nhân như họ. Danh dự ở nơi giá trị của mình không phải ở nơi lời khen tặng của con người. Dù người ta khen hay chê cũng không phải là sự tăng giảm tâm mình .
                                   **        **       **
 ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀN CẢNH : Bản tính loài người, ham bắt chước cái gì mình tôn kính. Những điều ta mục kích chung quanh ta là những tấm gương khuyến lệ, kích thích lòng ham mộ, phấn khởi của ta. Khi còn nhỏ đi xem hát thấy Quan Công đánh cờ, Hoa Đà mức tên, tôi rất hết sức cảm phục cái thái độ điềm tỉnh của Quan Công, về nhà nằm nghỉ và lập nguyện trong tâm, nhất định không rên khóc khi phải bị vấp ngả hay thương tổn, dù trong hoàn cảnh bất hạnh của cuộc đời. Lớn lên có một dịp đi vào tiệm sách báo, chung quanh tôi, trong phòng treo những hình ảnh các bực anh hùng, dũng sĩ, những kẻ biết xem thường những náo động vô ích, những tình cảm nhỏ nhen của bản ngã. Do đó trong hoàn cảnh đã tạo cho mình một không khí đầy sức mạnh thiêng liêng, giúp cho tôi rất nhiều, trong bước đường đầu tiên trên con đường siêu thoát. Bởi vậy, hãy tránh xa những bạn ác, những kẻ nhút nhác, rụt rè, những kẻ háo thắng, nóng nảy, hay nói khoe khoang. Trái lại chúng ta tìm và làm bạn hay gần gủi với những người điềm đạm, quả quyết cử chỉ thuần hậu, ôn hoà. Lâu ngày gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhất định xa lánh những bạn ác có tính cách vụt chạc, lẳng lơ, náo động nhất thời, lao chao, liến khỉ, nếu bị hoàn cảnh bắt buộc phải sống chung thì hãy xem họ như cái gương xấu để giữ mình .
                                    **        **    **
  ÁM THỊ : Am thị là dùng cách âm thầm mà chỉ thị để khiến người ta bất giác phải theo mình. Người bị ám thị là người mất tự chủ, chỉ làm theo kẻ khác làm, nói theo kẻ khác nói, mừng, giận, thương, vui cho đến tư tưởng cũng theo chỉ thị của kẻ khác .
       Người điềm đạm, tức là người tự chủ, hết sức lưu tâm trong các hành động hay tư tưởng của mình, nhất định không để bị phải ám thị hay thôi miên vì một lẽ gì cả. Chỉ tin nơi sức mình, đừng bao giờ chịu sống nô lệ với những dẫn dụ, những kích thích bên ngoài là tự biến tâm hồn mình cho sức mạnh của ám thị
                                           **             **         **
     (Nuốt được cái cay đắng trong cay đắng mới làm được hạng người trên loài người ).
                                          **         **          **

     - Nghe lời chê bai mà giận là làm ngòi cho người gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho lời nịnh hót .
     - ở đời cái gì thung dung thì còn mà cấp bách thì mất, việc mà ung dung thì có ý vị, người mà ung dung thường hay sống lâu .
    - Cần điều dưỡng cái khí lúc đang giận đề phòng câu nói lúc sướng mồm, lưu tâm sự lầm lúc bối rối, biết dùng đồng tiền lúc sẳn sàng .
    - Nhịn điều người ta không thể nhịn được, dung đi điều người ta dung được chỉ có người kiến thức mới làm việc ấy ./.
                                 Sao lục 5-11-1992   -   8-10- Nhâm thân .

PHÁP ỨNG XỬ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét