Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

NĂM ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO KHÁC BIỆT VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC


1/ Tính tự do : Đạo Phật là một tín ngưỡng tự do, không ép buộc ai phải theo và phải tin. Khi Đức Phật còn tại thế có một người Bà la môn đến hỏi Ngài, Thưa ngài Cù Đàm : Tôi thấy các đạo, đạo nào cũng nói đạo của mình hay, đạo của  mình đúng.  Vậy tôi phải tin vào cái đạo nào cho phải ? Đức Phật trả lời câu hỏi thắc mắc và phân vân của người Bà la môn rằng: Nầy người Bà la môn, ngươi chứ vội tin vào những truyền thống,  dù đó là truyền thống lâu đời được nhiều người ca ngợi. Nầy Bà la môn ngươi chớ vội tin vào một điều gì, dù đó là điều của một bậc thầy, một đạo sư khả kính có nhiều uy tín được nhiều người ca ngợi tin tưởng. Nầy Bà la môn, ngươi chớ vội tin , mà ngươi hảy tin vào những gì ngươi thấy điều đó đúng có lợi ích cho mình cho mọi người, cho đời này và cho đời sau, thì ngươi hãy tin.
          Chúng ta thấy Phật đang đi thuyết giảng cái đường lối của mình, cái tư tưởng của mình thế mà có người đến hỏi, Ngài lại bảo hảy xem xét kỷ trước khi tin. Ngài bảo họ đừng tin vội đừng nghe theo, mà Ngài bảo phải lựa chọn xem xét hợp với sự suy nghỉ của mình với khả năng của mình thì hảy tin. Trong khi đó các tôn giáo khác chủ trương bắt buộc mọi người phải tin theo chủ thuyết của mình, nếu không tin theo, làm theo coi như người đó là kẻ phản bội, cần được đem ra khai trừ, triệt tiêu. Nhà bác học Galile đã bị xử tử vì cái tội nói trái đất là tròn, vì chúa nói trái đất hình vuông. Và từ xưa đến nay nhiều người nhiều dân tộc đã chết oan vì nói trái lại lời chúa phán. Từ xưa cho đến ngày nay có nhiều cuộc chiến xảy ra, không phải vì quyền lợi đất đai và tài nguyên mà là liên quan đến sự xúc phạm sai lời chúa dạy. Ví dụ sự xung đột ở các nước phương Tây giữa hai giáo hội Công Giáo và Tin Lành họ có cùng chung một gốc là Đức Chúa, thế mà hai giáo hội không khoan nhượng nhau cũng vì hai quan điểm khác nhau về lời chúa, dẫn đến ruột thịt trở thành thù địch tương tàn. Trái lại Phật giáo có hai phái Đại thừa và Tiểu thừa ( tức phái thủ cựu và phái phát triển  ), trong hai phái lại chia nhiều tông môn, như Phật giáo Trung Quốc chia làm 10 tông phái. Thế mà trong Phật giáo từ xưa đến nay chưa có cuộc chiến nào xảy ra giữa tông phái này với tông phái kia, mà các tông phái cùng nhau sinh hoạt chung thành một giáo hội. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có một giáo hội gồm nhiều các tông phái sinh hoạt chung cùng một giáo hội, không có riêng tư. Trong khi các nước Phật giáo trên thế giới chưa làm được, tuy chưa làm được nhưng không có nghĩa không hoà hợp mà kình chống nhau.
          Qua những minh chứng trên ta thấy đạo Phật thực sự là tự do, trên mọi thứ tự do mà người đời đặt ra. Vậy đến với đạo Phật là đến với sự tự do cao quý nhất, siêu việt nhất mà không có sự tự do nào qua nổi. Sự tự do của thế gian nếu có chăng phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, xương và máu của nhiều thế hệ hoạ may mới có được. Ví dụ hiện nay nói đất nước Việt Nam có tự do, phải trải qua 1000 năm tranh đấu với giặc Tàu, 100 năm chống giặc Pháp, 30 năm chống giặc Mỹ mới có được tự do như ngày hôm nay. Trong đạo Phật sự tự do đã có sẳn trong mỗi người, tự do này là Phật tánh chân tâm ai cũng có, nếu ai cũng biết phát huy sự tự do sẳn có của mình thì xã hội loài người không có chiến tranh giặc dã xảy ra. 
          2/ Tính bình đẳng :  Khi thái tử Tất Đạt Đa đến tuổi trưởng thành Ngài đã nhận thấy trong cuộc đời giữa con người với con người, giữa loài vật với loài vật không có sự bình đẳng, khiến Ngài phải xót xa đau khổ. Xã hội con người ở Ấn Độ chia làm bốn giai cấp 1/ Giai cấp vua chúa 2/ Giai cấp tu sĩ . 3/ Giai cấp công thương, 4/ Giai cấp nô lệ. Hai giai cấp trước khống chế và áp đặt trên hai giai cấp sau. Hai giai cấp sau chỉ biết cúi đầu phục vụ chứ không được kêu ca đòi hỏi dù phải khổ thân mất mạng cũng phải chịu. Họ quan niệm rằng, hai giai cấp trên được sinh ra từ miệng và trán của Phạm thiên còn hai giai cấp sau thì sinh ra từ hai tay và hai chân của Phạm thiên, vì thế phải có nhiệm vụ, phục vụ cho cái đầu và cái miệng. Còn ngài nhìn thấy loài thú vật cũng thế, con lớn thì ăn con nhỏ, con mạnh thì ăn con yếu, ngài nhìn thấy con chim bồ câu ăn côn trùng, rồi con bồ câu bị con dều hâu bắt ăn thịt, con dều hâu lại bị người thợ săn rình bắn v.v Những hình ảnh giữa người với người, giữa vật với vật khiến cho lòng ngài không yên suy nghỉ không màng những hạnh phúc xa hoa đang chờ đón bên Ngài. Ngài nói '' Lµ cïng ®inh kh«ng ph¶i do sinh tr­ëng, lµ Bµ la m«n kh«ng ph¶i do sinh tr­ëng. Do hµnh ®éng ng­êi nµy lµ cïng ®inh, do hµnh ®éng ng­êi kia lµ Bµ la m«n ''.
          Không có giai cấp cao hay thấp, chỉ có hành động ý nghỉ của con người cao hay thấp. Ngài lại nói không có giai cấp khi máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, mọi người như nhau, ai cũng muốn sống ai cũng có quyền được sống, mọi người cần được bình đẳng. Có một sự bình đẳng nữa cao quý nhất mà loài người nói chung và các tôn giáo khác nói riêng chưa bao giờ khám phá ra được đó là sự bình đẳng trên chơn tâm Phật tánh ai ai cũng có. Sau khi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây, lời đầu tiên Ngài nói : “ Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng chơn tâm sáng suốt. Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành ”. Đây là câu nói chân thật, bình đẳng nhất mà cũng là táo bạo nhất chưa có vị giáo chủ nào nói được câu này. Tất cả con người ai cũng muốn cái ghế cao quý của mình chỉ một mình được ngồi, chứ đâu chia sẻ mọi người được ngồi, ấy thế Đức Phật tuyên bố cái địa vị làm Phật của Ngài ai cũng sẽ làm được. Đây là lời nói chân thật mà Phật đã nói, chính lời nói chân thật này đã mở ra cho nhân loại con đường mới, mà chưa có ai tìm ra.
          Trong giáo hội Công giáo các Mục sư, Linh mục gọi giáo dân của mình là “ con chiên ” con chiên theo nghĩa của người Tây phương là con cừu. Còn các vị chức sắc trong giáo hội, mục sư, linh mục gọi là chủ chăn. Sự cách biệt giữa ông chủ và con cừu ta thấy có một khoảng cách rất xa. Trong khi đạo Phật những người theo đạo Phật sau khi làm lễ quy y được gọi là đệ tử, là người Phật tử. Đệ tử hay Phật tử có nghĩa gần giống nhau. Đệ là em, tử là con. Người theo Phật, tin theo Phật  là người vừa là em vừa là con của Phật. Như vậy con và em là hai vị trí rất gần và có tính “  người ” rất thiết thực, rất thân thiện, rất bình đẳng. Lại đệ tử Phật chia hai thành phần xuất gia và tại gia. Xuất và tại gia lại chia thành bốn thành phần gọi là tứ chúng , là Tỳ kheo , tỳ kheo ny, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Là Tu sĩ nam, Tu sĩ nữ, Cư sĩ nam và cư sĩ nữ. Gọi là tứ chúng đồng tu, tuy gọi tứ chúng nhưng sự sinh hoạt tu tập đều cùng hướng về một mục đích là giải thoát giác ngộ và thành Phật như nhau.
          Xã hội Trung Quốc theo quan niệm Khổng Giáo thì con ngưòi có hai thành phần là tiểu nhân và quân tử, trong gia đình và xã hội thì có tam cương ngũ thường, phân chia ranh giới giữa con người nam và nữ, giữa người có chức việc và người không chức việc, giữa người sang trọng và người hèn mọn khác nhau.
          Qua sự nêu ra tính bình đẳng của các tôn giáo và xã hội loài người chúng ta thấy sự khác biệt giữa các tôn giáo và các quan điểm xã hội hoàn toàn so với Phật giáo một trời một vực. Cái tính bình đẳng của Phật chỉ cho ta thấy không ai là không làm được, không ai là không có. Cái bình đẳng thượng đẳng này mà các tôn giáo và xã hội không tìm ra và không thấy được ngoài trừ tin theo Phật hiểu theo Phật mới thấy mới làm được, cho nên nói cái bình đẳng nầy ra mọi người khó tin khó làm theo.
          Mọi người nếu tin và hiểu được cái sự bình đẳng của đức Phật nói ra, thì cả thế giới này không có giặc giả chiến tranh xảy ra. Vì mọi người nhìn nhau bằng con mắt kính trọng, anh, chị, ông bà sẽ là Phật tương lai. Đã là Phật sẽ là Phật thì ai có tâm hảm hại, vì thế không có sự cạnh tranh nhau, thì thế giới loài người hoà bình an lạc.
          3/ Tinh thần từ bi : Từ bi là tinh thần cao quý then chót trong đạo phật. Ý nghĩa từ bi trong đạo Phật rất rộng rãi con người bình thường khó mà làm theo hết được. Từ bi của Phật gọi là “ vô duyên từ ” còn từ bi của con người nếu có cũng chỉ là “ hữu duyên từ ”.
          Thế nào là từ bi trong đạo Phật ? Từ là cứu khổ , bi là ban vui. Chỉ có tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật chúng sanh mới chấm dứt được khổ. Khổ con người gồm hai lãnh vực, khổ thể xác và khổ tâm hồn. Ở thế gian người ta có thể giúp cho bớt khổ về thể xác, còn về tinh thần thì không thể hoàn toàn làm cho hết khổ được. Và ở thế gian nếu có giúp nhau hết khổ cũng chỉ trong một đời còn nhiều đời sau nữa không ai biết được. Cái quan niệm khổ của người đời chỉ nhắm đến cái khổ trước mắt, chứ không ai biết cái khổ sâu xa trong nhiều đời kiếp luân chuyển sanh tử luân hồi. Khổ mà đạo Phật muốn nói là cái khổ sanh tử, sanh già bệnh chết. Như vậy đạo Phật cứu cái khổ nào ? Ban cái vui gì ? Đạo Phật cứu cái khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh, và ban cái vui Niết bàn vĩnh viễn không sanh không diệt, tự tại vô ngại cho họ.
          Thế nào là vô duyên từ ? Từ bi của Phật gọi là vô duyên từ, vô duyên từ là lòng thương không giới hạn, lòng thương không có điều kiện. Cái vô duyên từ này khác với hữu duyên từ. Hữu duyên từ là lòng thương có điều kiện có giới hạn. Người đời thương nhau, giúp nhau vì họ có mối liên hệ thân thiết với nhau nên họ thương, trái lại không thương không giúp. Ví như chúng ta giúp đỡ những người thân quen, đồng một chí hướng thì ta giúp đỡ ngược lại thì không. Như vậy hữu duyên từ còn trong giới hạn, còn trong sự so sánh. Người thực hiện vô duyên từ người đó bản ngã được tiêu trừ thì mới có khả năng thực hiện được.
          Có người nói bát ái rộng hơn lòng từ bi, hoặc từ bi giống như bát ái của tôn giáo khác chủ trương. Ở đây không thể lý luận trên ngôn ngữ mà nói cái này hơn cái kia, hoặc bằng nhau, mà nhìn cái tính thực tế chúng ta mới định vị được giá trị của một chủ thuyết. Từ bi của đạo Phật không chỉ con người với con ngưòi mà phổ cập hết tất cả chúng sanh từ hữu tình đến vô tình. Chúng sanh ở đời này và đời sau, ở mặt đất, ở trên không, ở dưới nước, ở địa ngục, ở thiên đường v.v.Trong khi chủ thuyết bát ái chỉ trong phạm vi con người mà thôi, đã con người mà phải là con người có tin đức Chúa thì mới được ân sủng của bác ái mà thôi.
4/ Trí tuệ rộng lớn của đạo Phật.   Với tuệ nhãn của Phật, Ngài nhìn thấy không gian rất xa và thời gian rất rộng. Đối với không gian Ngài thấy muôn ngàn thế giới cách xa hàng triệu triệu , ức ức ngàn cây số như nhìn trái cam trên lòng bàn tay, biết rất rõ đời sống sinh hoạt và sự hình thành của các thế giới. Đối với thời gian, Ngài thấy được những sự việc xa xưa về quá khứ hàng triệu ức năm Ngài đều nói lại. Ở thời xa xưa đó, Ngài , chúng sanh và thế giới như thế nào, như thế nào ngài kể lại rất rành mạch. Ví như cuộn phim được quay cách đây 80, 100 năm nay được chiếu lại, giống như trận đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, hay trận không kích B52 thời chống Mỹ ở Hà  Nội trãi qua gần 40 năm mà nay thấy như hiện trước mắt. Và những điều vị lai hàng trăm triệu năm sắp đến Ngài cũng nói những sự kiện sẽ diễn ra như thế nào rất rõ không sai. Trạng trình kể chuyện 300 sau có người phá ngôi mộ của ông là người gì tên gì, năm nào thì việc ấy ông đã nói trước, và việc ấy xảy ra như thật. Để chúng ta thấy, Trạng trình là người phàm tục mà còn có cái tuệ nhãn nhìn thấy sự việc ở thời gian sau 300 năm , Đức Phật là vị Đại thánh thì không việc gì Ngài không thấy và không biết.
          Trong kinh Phật gọi là nhứt thiết trí, là người có sự hiểu biết tất cả mọi sự mọi vật trong vũ trụ từ thời gian đến không gian một cách tường tận không sai lạc. Vừa là nhà khoa học vừa là nhà Vật lý nổi tiếng thế kỷ 20 là Enstens, ông nói : “ Nơi kết thúc của khoa học là nơi bắt đầu của Phật giáo ”. Khoa học đã phát triển cách nay đã 300 năm mà ông nói mới bắt đầu của Phật giáo là thế nào? Vì Đức Phật nói về con người, về vũ trụ cách nay 2600 năm. Bây giờ khoa học mới đi tìm dò từng bước mà cũng chưa xong. Ví dụ Đức Phật nói từ đây qua phương Tây cách cõi nước Ta bà phải trãi qua mười muôn ức cõi nước các đức Phật thì có cõi nước của Đức Phật A Di Đà, cõi nước ấy con người và đất đai đều thanh tịnh an lạc v.v. Ngày nay ta thấy các nhà khoa học dùng phi thuyền lên mặt trăng, sao hoả ta cũng khá khâm phục rồi, thế mà cự ly quả đất và mặt trăng, sao hoả so với sự thấy biết của Phật ở các thế giới 10 phương, thì trí con người chúng ta không thể nào so lường được. Nếu đem ra so sánh trí của các nhà khoa học, bác học mà so với trí của Phật, thì như nước đái con muỗi mà so với nước biển đại dương vậy.
          Đức Phật nói mọi sự mọi vật đều do nhân duyên sanh và do nhân duyên diệt, không có cái gì tự nó sanh ra, không có cái gì mất hẳn. Ngày nay khoa học chứng minh: Luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đã chứng tỏ lý nhân duyên là đúng. Đạo Phật nói ngoài sự sống của chúng ta có vô số đời sống khác nhau, vô số thế giới. Khoa học đã tìm ra thiên hà và vũ trụ. Vũ trụ lại có hệ thống vũ trụ và hệ thống thiên hà v.v Trong thế giới con người, từ  đời sống ăn lông ở lỗ, tiến đến biết dùng máy bay, phi thuyền đi khám phá các hành tinh, chúng ta cho là quá văn minh. Nhưng trong vũ trụ thỉnh thoảng lại có các giống người ở các hành tinh khác ngoài trái đất họ đến trái đất chúng ta bằng một cái đĩa bay . Như vậy lời phật nói không sai, ngoài cái văn minh loài người chúng ta, còn có nhiều chúng sinh các hành tinh khác lại văn minh hơn chúng ta, mà các nhà khoa học biết mà chưa tìm ra. Ví dụ cái thế giới quỷ thần họ ở bên ta, chung quanh ta nhưng khoa học không thể dùng máy móc mà để nhìn thấy được. Trái lại đối với Phật và các bậc thánh thì thấy rõ như ban ngày. Gần đây các nhà ngoại cảm đã chứng minh các linh thức con người tồn tại sau khi chết, không phải một người nói và có nhiều người nói. Trên thế giới Việt Nam là nước duy nhất có nhiều nhà ngoại cảm nhất, trên 100 nhà trong đó đáng tin cậy và chính xác nhất có 6 vị, và đặc biệt nhất là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng , vì cô ta có được cả hai mặt, tức là có thể nhìn thấy hình dáng khuôn mặt người đã chết một cách tường tận như ta nhìn người đang sống, và cô ta còn nghe giọng nói và sự mong muốn, hoặc ý nghỉ của người chết nữa. Còn số nhà ngoại cảm có vị thấy mà không nghe, có vị lại có khả năng nghe mà không thấy. Do cái ưu điểm đặc biệt đó mà cô Bích Hằng đã tìm ra trên 10.000 ngôi mộ thất lạc. Cô còn có thể gặp nói chuyện với những người đã mất trên 300 năm v.v.
Điều này càng chứng tỏ lời phật nói không sai, thế giới có vô số thế giới, chúng sanh có vô số chúng sanh. Thế giới có thế giới hữu hình, thế giới vô hình. Chúng sanh có chúng sanh hữu hình và chúng sanh vô hình. Đối với con người nói chung và các nhà khoa học nói riêng, với các thế giới vô hình và chúng sanh vô hình thì không sao nhìn thấy được. Một khi không thấy người ta ra sức phản đối  chống trả những người có lòng tin thế giới vô hình. Trong kinh Phật có câu chuyện kể rằng: Có con rùa sống dưới nước với con cá, thỉnh thoảng rùa lại lên trên khô kiếm ăn rong chơi rồi lại về dưới nước, kể lại những cảnh vật, con người trên khô, con cá cực lực phản đối, làm gì có con người và cảnh vật trên khỏi mặt nước, con rùa suốt cả đời dùng hết lời lẽ nói thế nào cá cũng không thể tin được. Cũng vậy cá là dụ cho loài người, rùa là dụ cho các bậc thánh. Cái sự hiểu biết của cá chỉ giới hạn trong nước, còn sự hiểu biết và khả năng đi lại của rùa cả dưới nước lẫn trên khô.
       Qua những minh chứng cụ thể ta biết rằng trí tuệ của đạo phật là rộng lớn.
          5/ Phật giáo là khoa học và vượt trên khoa học.
          Vì sao nói Phật giáo là khoa học và vượt trên khoa học ? Vì những điều Phật nói không những không phù hợp với khoa học mà không chống trái với sự sống con người và các loài sinh vật.
          Khi Đức Phật còn tại thế, mỗi lần chúng tăng dùng nước để sinh hoạt hằng ngày, đức Phật khuyên chúng tăng nên dùng cái đảy lọc nước trước khi dùng. Ngài nói : “ Trong một bát nước có đến tám vạn bốn ngàn côn trùng, nếu không trì chú, không lọc nước mà dùng thì đồng như ăn thịt chúng sanh”. Hoặc trong kinh A Di Đà Phật nói : “ Từ đây qua phương Tây phải trãi qua 10 vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc, thế giới ấy có Phật A Di Đà hiện nay đang nói Pháp ”.
          Nêu sơ qua hai điều trong kinh Phật nói, chúng ta thấy ngày xưa chưa có kính hiển vi, chưa có viển vọng kính, con người không thể thấy những sinh vật vi trùng quá nhỏ, những thế giới quá xa. Thế mà Đức Phật đã nói như ngày hôm này khoa học đã chứng minh là sự thật. Thời gian đức Phật ra đời cách nay 2600 năm, khoa học mới phát triển gần 300 năm điều Phật nói đúng khoa học và trên khoa học là điều không chối cải.
          Khoa học cũng dựa theo lời Phật dạy mà khám phá và phát minh ra những dụng cụ điện tử để phục vụ cho con người mỗi ngày một cách thông dụng, tiện lợi và nhanh chóng. Như điện thoại di động, máy tính v.v. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật nói : “ một là tất cả, tất cả là một ”. hoặc “ Ba ngàn thế giới nằm trên đầu sợi lông, hoặc đầu sợi lông chứa ba ngàn thế giới ”. Nếu khoa học không phát triển và phát minh, con người phàm tục không hiểu được câu nói trên của Phật là sự thật. Máy tính có khả năng thâu nhập tất cả dử liệu và hình ảnh của mọi sự kiện vào trong một ổ đĩa, dù có nhiều bao nhiêu nó cũng có khả năng dung chứa. Dử liệu nếu đem in ra hoặc cất chứa phải một gian phòng, hoặc nhiều nhà kho mới chứa hết, thế nhưng đưa dử liệu vào một ổ đĩa chỉ vỏn vẹn trên bàn tay mà nó chứa tất cả. Chứng tỏ rằng “ Tất cả ở trong MỘT, và MỘT nằm trong tất cả ”. Và dử liệu được đưa vào trong ổ đĩa rồi, khi muốn đưa dử liệu ra, thì phải qua con mắt điện tử rất nhỏ như mũi kim. Mũi kim như đầu sợi lông, và tất cả hình ảnh phát ra đều từ con mắt điện tử này, muốn to muốn nhỏ, muốn ra vào đều từ cái điểm nhỏ xíu này.
          Qua 5 tính chất : Tự do, Bình đẳng, Từ bi, Trí tuệ và khoa học đã trình bày ở trên. Chúng ta thấy không có một chủ thuyết nào có đủ năm điều, không có nhân vật nào có đủ 5 điều, duy chỉ có Đức Phật có đủ 5 điều trên.

          Cho nên Đức Phật có 10 danh hiệu tôn xưng để nói lên hết 10 cái khả năng siêu việt mà con người không có. Mười danh xưng gọi là 10 đức hiệu như sau : Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

NĂM ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO KHÁC BIỆT VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét