Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

TRÁCH NHIỆM NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA


          1- Phần đông Phật tử quy y Tam Bảo nhưng chưa ý thức được  nhiệm vụ của mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm rồi hướng dẫn kẻ khác cùng theo con đường lầm của mình. Vì thế Phật giáo tín đồ số lượng đông, phẩm phần lại quá ít.
          Hy vọng sự bổ túc những khuyết điểm của Phật tử tại gia để đến trong mọi gia đình Phật tử những hình ảnh đẹp đẽ của Phật giáo. Hướng dẫn Phật tử lối đi cần thiết trong hiện tại: - Thấy đạo, hiểu đạo đúng, tránh tệ đoan quy y cầu độ rổi  lúc lâm chung, -  mà là Phật tử chân thành chánh tín.
          2- Phật tử tại gia là người con Phật đem giáo lý Phật áp dụng cho bản thân và gia đình sinh hoạt theo đường lối Phật giáo. Trách nhiệm và công vụ của Phật tử là hoán cải nhân gian trở thành một xã hội Phật giáo thuần tuý. Mục đích chuyển hoá Ta Bà thành cực lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng đều do Phật tử thực hiện.
Quan niệm chung xưa nay,  nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo đều công nhận do Tăng già đảm nhiệm, - hoặc cả hai đều gánh vác. -Sự truyền bá Phật giáo linh động và hữu hiệu là do Phật tử tại gia thực hiện.Vì sao, vì những cái hay cái đẹp của Phật giáo sẽ thâm nhiễm từ gia đình này đến gia đình khác , bắt nguồn từ người Phật tử, dần dần nhân gian biến thành tịnh độ, còn nếp sống của người xuất gia cao siêu và cách biệt không ảnh hưởng . Vì vậy, Phật tử tại gia có trách nhiệm làm linh động và sống dậy tinh thần Phật giáo qua nếp sống cá nhân và gia đình.
    Thường phật tử quan niệm sai; Nói đến phật sự là họ nghỉ đinh ninh là cúng chùa, xây dựng chùa, trai tăng, cầu nguyện, công quả v.v. . .mà lãng quên yếu tố căn bản là : “ LÀM SỐNG DẬY LỜI  PHẬT DẠY ” - Phật giáo chỉ là lý thuyết suông thì không ích lợi gì cho quần chúng. Nếu căn cứ vào sự cầu nguyện, cúng chùa được phước thì huyền diệu và xa xôi quá không thể nhận tới được. Khó thấy khó tin, vì thế phật tử tại gia phải cố gắng thực hiện lấy gia đình, bản thân mình làm cứ điểm lợi ích thiết thực để trả lời sự nghi ngờ và sự phê bình của quần chúng .
      Một vị Tăng giảng hạnh từ bi, nhẫn nhục v.v. . mọi người sẽ cho là một mớ lý thuyết khô khan không thể thực hiện được . . .Phật giáo hữu ích hay vô ích chính do sự thực hiện hay không của hàng Phật tử tại gia .
     Tu tập : Muốn cho quần chúng thấy được cái hay cái đẹp của phật giáo, người phật tử trước lấy giáo lý điêu luyện cá nhân mình, bản thân mình là phản ảnh trung thành của phật giáo. Sự kiện đầu tiên là Tam quy và ngũ giới. - Quy y là đặt cho mình một lý tưởng, vạch cho mình một lối đi. Phật là mục tiêu, Tăng là người hướng dẫn đi đúng mục tiêu đã nhắm, Pháp là đường lối tiến đến mục tiêu. Cho nên quy y là định hướng, vì thế người phật tử đã quy y rồi thì không còn cái khổ phiêu bạc linh đinh vô lý tưởng.
    - Năm giới cấm là phần thiện, tự lợi lợi tha. - năm giới giữ trọn là nhân cách của con người được đầy đủ - xã hội bị đồi truỵ là do không thực hiện 5 giới nầy. - Người phật tử tôn trọng mạng sống, tài sản, lễ nghi, tín nhiệm, tránh nơi ăn chơi rượu chè cờ bạc . . .
      Ngoài ra phật tử còn phải học 5 hạnh căn bản của phật dạy, áp dụng 5 hạnh vào đời sống thực tế để tạo cho mình nếp sống đẹp đẽ và đem lại sự an lạc. 5 hạnh là Từ bi, Hỷ xả, Tinh tấn  và Trí huệ .
      Từ Bi : Người phật tử thể hiện lòng thương chân thành trong hành động và ngôn ngữ, chia vui sớt khổ cho nhau không kể thân sơ. Tại gia đối tượng thực hiện lòng thương là cha mẹ, anh em bà con quyến thuộc, thứ đến là những người cùng làng cùng xóm . .. Tình thương chân thành là sợi dây luôn luôn siết chặt mọi người thành một khối, thiếu nó gia đình rời rạc. Chỉ có chiếc gàu tình thương chân thật mới tát vơi dòng sông đau khổ .
     Nhẫn nhục : Đã thương nhau thì phải hoà thuận nhịn nhường, nhất là đối với cha mẹ anh em, không to tiếng nặng lời, trong những nổi hàm oan bực tức , không để cơn giận nổi lên rồi tình cốt nhục chia lìa, nhịn người ngoài dễ hơn nhịn người trong gia đình. Nhẫn nhịn có ba cấp bực: Trên , dưới và ngang mình. Nhẫn nhịn bậc thấp là đối với bực quyền thế bề trên. Nhẫn nhục bậc trung là nhẫn với những người ngang mình. Nhẫn bậc thượng là nhẫn với những kẻ dưới mình .
     Hỷ xả : Đã nhẫn nhịn được còn cần phải có hỷ xả mới thật sự đem lại sự an lạc thiết thực, nghĩa là khi đã nhẫn nhịn rồi mà trong lòng không ôm ấp buồn phiền trong tâm. Nhịn được cơn giận nhưng trong lòng còn cưu mang uất hận, thì chưa được, cần phải vui vẻ tha thứ, được như vậy mới có sự vui vẻ an lạc. -Tuy nhiên cần phải nhắc nhở cho nhau những điều sai quấy .
    Tinh tấn : Chuyên cần tinh tấn là sự tất yếu của người hướng thượng. Người Phật tử sống trong trần tục cho nên luôn luôn cầu tiến. Phật tử chuyên cần chuyển hoá tâm niệm, hành động ngôn ngữ của mình trở nên tốt đẹp. Tập quán xấu xa lâu đời trong người không thể nhất thời sửa đổi được cho nên phải chuyên cần. Phật tử còn phải chuyên cần trên công việc tại gia, làm tròn bổn phận trong gia đình, nếu để vợ con thiếu hụt thì lý thuyết trở thành chất liệu chua cay khiến vợ con chán sợ .- Chuyên cần chuyển hoá mọi người trong gia đình chung thờ một lý tưởng, theo một chiều hướng vươn lên.
    Trí tuệ : Đạo Phật chú trọng phần trí tuệ, có trí tuệ con người mới khỏi lạc lầm đau khổ, làm việc lành mà thiếu trí tuệ thì việc lành ấy chưa được toàn vẹn ( Làm việc lành không có trí có thể biến việc lành trở thành ác; Ví dụ, biết thương người chết đuối nhưng ta không biết bơi, không những ta không cứu họ được mà ta cũng luỵ với họ nữa . Hoặc giả thấy người đau bịnh, ta thương đem thuốc cho uống, nhưng không biết bệnh lý của họ, và không biết liều lượng phải cho uống bao nhiêu thuốc, ta cho uống nhiều thuốc, quá liều lượng, ta tưởng rằng càng nhiều thuốc càng mau hết bịnh, nhưng trái lại đã không hết bịnh mà con bệnh dễ đưa đến tử vong, thế thì không phải thiện trở nên ác đó ư ! ). Vã lại cái thiện trong phật giáo được gọi là thiện, người hành thiện phải có cái tâm “ vô duyên từ ” trong công việc làm thiện thì mới thật sự là thiện. Có nghĩa rằng làm thiện với cái Tâm “ vô ngã ” thì mới đúng nghĩa của cái thiện Phật giáo . Là phật tử thiếu trí tuệ thì không thể thành người phật tử chân chánh. - Muốn có trí tuệ phật tử phải phá bỏ những sai lầm mê tín dị đoan “ Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh . Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt ” Nghĩa là : Có tâm không tướng, tướng từ tâm sanh . Và có tướng mà không có tâm, thì tướng từ tâm diệt .Tức là  không có tướng tốt mà có tâm tốt, thì từ cái tâm tốt đó sẽ sanh ra tướng tốt (mọi việc lành ). Ngược lại có tướng tốt mà không có tâm tốt ( tâm ác độc ) thì từ cái tâm xấu ấy sẽ làm mất đi tướng tốt .
        Để khai thông trí tuệ phật tử phải học kinh điển Phật giáo, thấu hiểu giáo lý nhân quả. Khi đã có trí tuệ sẽ đem đến lợi ích như sau : 1- Can đảm : không oán trách trong mọi tình huống, 2- Dũng tiến tu thiện, 3- Cẩn thận khi sắp làm sắp nói , 4- Không ỷ lại, 5- Không kiêu căng, 6- Không ích kỷ, 7 Không chán ghét, 8- Tích cực lợi tha, 9- Không khổ đau khi vô thường đến, 10- Người Phật tử vững lòng tin nơi phật pháp thì trong đời sống lúc ngủ được yên vui, thức được yên vui, sống yên vui, sau khi chết được thanh nhàn .
     Tụng niệm :  Ngoài những phương pháp tu học ở trên, còn có phương pháp tụng niệm mà mọi người phật tử không thể không thực hiện trong đời sống tu tập của mình. Phương pháp tụng niệm có công năng thêm sức mạnh cho sự cải hối bản thân. Người Phật tử trọn ngày lăn lộn với cuộc sống nơi trần tục, mỗi ngày dành chút thời gian cho thời khoá tụng niệm. Tụng niệm sẽ có năng lực chuyển hoá ba nghiệp nơi thân khẩu ý được thanh tịnh. - Giờ phút tịnh niệm giúp cho chúng ta vững lòng tin, quên đi mọi buồn phiền gian khổ nơi cõi đời nầy .
d Y c
Phật pháp cơ bản, biên soạn 10-9 năm Bính tý (1996 ) Tam Bảo Tự
Đại Đức Thích Thiện Phương - trình bày và hướng dẫn

Bài đọc thêm :  Địa vị Phật giáo không áp đặt bằng thế lực, cho nên địa vị Phật giáo không bị không gian và thời gian ngăn cách chướng ngại, phai lạt, và chính nó đã nằm ngay trong tâm địa của mỗi người. Mỗi người và mọi người tự bảo vệ tự dồi mài, tự bồi dưỡng, trân trọng và phát triển, và tự mình đặt nó cho đúng chổ đứng của địa vị giác ngộ, đặt sai tức tự mình hạ thấp giá trị của tự chính mình.
          Tư tưởng Phật giáo chứa đựng tinh thần cải tiến cách mạng tiến bộ, với đặc tính dung hoà mọi tầng lớp nhân dân. Từ bi trong Phật giáo không phải là cầu an, rụt rè làm ngơ, yếu hèn tiêu cực. Trí tuệ trong đạo Phật không phải là thứ hiểu biết khôn ngoan xảo quyệt, lừa đảo, tráo trở. Hùng dũng trong đạo Phật không phải bằng sức mạnh vũ lực táo bạo, dùng để ỷ thế.  BI , TRÍ , DŨNG  trong phật giáo phải là thứ thần dược danh y tuỳ theo bịnh mà cho thuốc. Dù là thần dược linh thiêng nếu sa rớt vào tà sư ác quỷ, thần dược ấy không những sẽ trở thành vô hiệu quả mà càng tác hại thân nữa là khác .
                                **       **    **
   Đức Khổng Tử nói : “ Tri chi bất như hiếu chi , Hiếu chi bất như lạc chi ”.
              Nghĩa là : Biết đạo chưa bằng yêu đạo,  Yêu đạo chưa bèn vui đạo
                              “  Thế gian vô nan sự , duy do tâm bất chuyên ”
    Nghĩa là : ở đời không có việc gì khó, duy tại do tâm không chuyên cần mà thôi !

d Y c

TRÁCH NHIỆM NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét